BREAKING NEWS

Bài mới

Facebook

About us

From our Blog

Showing posts with label cham-soc-be-yeu. Show all posts
Showing posts with label cham-soc-be-yeu. Show all posts

Saturday, July 9, 2016

Cho bé yêu ăn bánh trung thu cha mẹ cần chú ý những điểm nào?


Cứ mỗi mùa Trung Thu đến là những chiếc bánh trung thu ngon lành thơm phức lại ra đời thu hút sự chú ý của các bé. Đây cũng là cơ hội cho các bé ăn thỏa thích các loại bánh trung thu đủ mùi vị. Nhưng các mẹ cần phải lưu ý không nên cho trẻ ăn quá nhiều bánh trung thu vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây để có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe của trẻ tốt nhất vào những mùa trung thu nhé!



Với tâm lý mỗi năm chỉ có một mùa Trung Thu nên nhiều mẹ chiều con, mỗi khi con đòi thường cho con ăn hết cả cái bánh. Thật ra, việc “ngốn” hết một cái bánh như vậy hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của bé đâu. Đối với các bé biếng ăn, việc ăn bánh nhiều như vậy khiến bé mất cảm giác đói và thèm ăn. Khi đến bữa chính, bé sẽ có xu hướng bỏ bữa. Điều này không tốt một chút nào hết! Hàm lượng dinh dưỡng trong bánh Trung Thu không thể thay thế được cho một bữa ăn hàng ngày.

Đối với các bé vốn đã hơi mập mạp một chút, việc ăn nhiều bánh Trung Thu có thể trở thành một nguy cơ rất lớn. Nhiều mẹ nghĩ rằng một chiếc bánh Trung Thu không đáng bao nhiêu nên cho bé ăn khá thoải mái. Bạn có biết là một các bánh Trung Thu chứa rất nhiều năng lượng không? Tính trung bình một chiếc bánh dẻo có hơn 800 kcal tương đương với năng lượng của 2 tô bún thịt nướng mang lại, còn một chiếc bánh nướng thập cẩm 2 trứng thì chứa hơn 1000 kcal tương đương với 2 tô phở. Lượng bột đường trong một chiếc bánh dẻo tương đương với gần 4 chén cơm trong khi bánh nướng là 2,5 chén. Đường trong bánh Trung Thu lại chủ yếu là đường hấp thu nhanh, vì vậy nếu ăn quá nhiều bánh bé có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao.


Nhiều năng lượng như vậy nhưng hàm lượng dinh dưỡng trong bánh Trung Thu hoàn toàn không có giá trị. Ngoại trừ một ít chất béo có trong hạt điều, hạt dưa trong chiếc bánh nướng là chất béo không no có chút giá trị dinh dưỡng thì lượng chất béo còn lại trong thịt mỡ, gà… đều là những chất béo có hại cho cơ thể. Lượng chất đạm có trong bánh nướng khá cao nhưng lại là đạm động vật, nếu bảo quản không đúng cách lại còn có thể gây ngộ độc cho bé. Bạn cũng đừng quá mong chờ các thành phần bào ngư, vi cá… có trong bánh sẽ mang lại cho bé một loại chất dinh dưỡng nào. Những thành phần đó chủ yếu để gia tăng thêm hương vị cho chiếc bánh mà thôi. Hàm lượng vitamin trong bánh Trung Thu thật ra cũng không nhiều lắm, lại bị mất đi trong chế biến nên cũng không còn lại bao nhiêu.


Ăn bánh Trung Thu có thể không mang lại lợi ích cho sức khỏe bé nhưng nó lại là một kỷ niệm tuổi thơ đáng nhớ của bé. Hơn nữa, việc cho bé ăn thử những thức ăn mới cũng làm cho khẩu vị bé đa dạng hơn nhiều. Khi cho bé ăn bánh, bạn nên để ý một chút những điều sau đây nhé!
Chỉ cho bé ăn một phần nhỏ sau bữa ăn, khoảng 1/8 cái bánh thôi nhé! Đối với những bé béo phì, nên giới hạn lượng ăn trong ngày và phải bớt khẩu phần ăn trong ngày của bé lại. Nếu không bớt phần ăn, bạn cũng có thể tăng lượng thời gian tập thể dục của bé lên một chút.
Các chất bảo quản trong bánh không có lợi cho sức khỏe của bé vì vậy bạn nên chọn loại ít có thành phần bảo quản sẽ tốt hơn.

Nên chọn những loại bánh có nguồn gốc rõ ràng, tên hiệu nhà sản xuất, ngày tháng sản xuất…được in rõ ràng.
Vì lượng đường trong bánh khá nhiều nên khi cho bé ăn bánh xong, bạn nên nhắc con đi súc miệng để tránh bị sâu răng nhé!

Những lưu ý khi cho trẻ ăn bánh trung thu mà các mẹ nên biết trên đây hy vọng giúp các mẹ chăm sóc trẻ có một mùa trung thu vui vẻ ngon miệng với những chiếc bánh trung thu hơn. Ăn quá nhiều bánh trung thu sẽ khiến trẻ dễ bị ngộ độc mệt mỏi vì trong bánh đa phần không có nhiều dinh dưỡng phù hợp cho bé. Chúc gia đình luôn mạnh khỏe hạnh phúc.

Đối với các bé vốn đã hơi mập mạp một chút, việc ăn nhiều bánh Trung Thu có thể trở thành một nguy cơ rất lớn. Nhiều mẹ nghĩ rằng một chiếc bánh Trung Thu không đáng bao nhiêu nên cho bé ăn khá thoải mái. Bạn có biết là một các bánh Trung Thu chứa rất nhiều năng lượng không? Tính trung bình một chiếc bánh dẻo có hơn 800 kcal tương đương với năng lượng của 2 tô bún thịt nướng mang lại, còn một chiếc bánh nướng thập cẩm 2 trứng thì chứa hơn 1000 kcal tương đương với 2 tô phở. Lượng bột đường trong một chiếc bánh dẻo tương đương với gần 4 chén cơm trong khi bánh nướng là 2,5 chén. Đường trong bánh Trung Thu lại chủ yếu là đường hấp thu nhanh, vì vậy nếu ăn quá nhiều bánh bé có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao.

Nhiều năng lượng như vậy nhưng hàm lượng dinh dưỡng trong bánh Trung Thu hoàn toàn không có giá trị. Ngoại trừ một ít chất béo có trong hạt điều, hạt dưa trong chiếc bánh nướng là chất béo không no có chút giá trị dinh dưỡng thì lượng chất béo còn lại trong thịt mỡ, gà… đều là những chất béo có hại cho cơ thể. Lượng chất đạm có trong bánh nướng khá cao nhưng lại là đạm động vật, nếu bảo quản không đúng cách lại còn có thể gây ngộ độc cho bé. Bạn cũng đừng quá mong chờ các thành phần bào ngư, vi cá… có trong bánh sẽ mang lại cho bé một loại chất dinh dưỡng nào. Những thành phần đó chủ yếu để gia tăng thêm hương vị cho chiếc bánh mà thôi. Hàm lượng vitamin trong bánh Trung Thu thật ra cũng không nhiều lắm, lại bị mất đi trong chế biến nên cũng không còn lại bao nhiêu.

Ăn bánh Trung Thu có thể không mang lại lợi ích cho sức khỏe bé nhưng nó lại là một kỷ niệm tuổi thơ đáng nhớ của bé. Hơn nữa, việc cho bé ăn thử những thức ăn mới cũng làm cho khẩu vị bé đa dạng hơn nhiều. Khi cho bé ăn bánh, bạn nên để ý một chút những điều sau đây nhé!
Chỉ cho bé ăn một phần nhỏ sau bữa ăn, khoảng 1/8 cái bánh thôi nhé! Đối với những bé béo phì, nên giới hạn lượng ăn trong ngày và phải bớt khẩu phần ăn trong ngày của bé lại. Nếu không bớt phần ăn, bạn cũng có thể tăng lượng thời gian tập thể dục của bé lên một chút.
Các chất bảo quản trong bánh không có lợi cho sức khỏe của bé vì vậy bạn nên chọn loại ít có thành phần bảo quản sẽ tốt hơn.
Nên chọn những loại bánh có nguồn gốc rõ ràng, tên hiệu nhà sản xuất, ngày tháng sản xuất…được in rõ ràng.

Vì lượng đường trong bánh khá nhiều nên khi cho bé ăn bánh xong, bạn nên nhắc con đi súc miệng để tránh bị sâu răng nhé!

Những lưu ý khi cho trẻ ăn bánh trung thu mà các mẹ nên biết trên đây hy vọng giúp các mẹ chăm sóc trẻ có một mùa trung thu vui vẻ ngon miệng với những chiếc bánh trung thu hơn. Ăn quá nhiều bánh trung thu sẽ khiến trẻ dễ bị ngộ độc mệt mỏi vì trong bánh đa phần không có nhiều dinh dưỡng phù hợp cho bé. Chúc gia đình luôn mạnh khỏe hạnh phúc. 

Cha mẹ có nên cho trẻ sơn móng tay?


Ngày nay khi đi làm đẹp các mẹ thường mang theo con yêu của mình và trong giây phút nào đó mẹ muốn cho bé làm đẹp cùng mình như làm móng tay hay trang điểm,….vậy khi làm đẹp, sơn móng tay như vậy có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ không, có nên sơn móng tay cho trẻ không,…sẽ được chuyên gia giải đáp trong bài viết dưới đây mời các mẹ cùng tham khảo.



Làm đẹp cho bé là chủ đề mẹ nào cũng quan tâm, đặc biệt với mẹ đang nuôi nấng một cô công chúa nhỏ trong nhà. Tuy nhiên, mẹ cũng biết rằng hóa chất trong sơn móng tay thực sự cũng không mấy an toàn. Với người lớn, có thể là chuyện nhỏ nhưng với bé con, một chút xíu độc hại thôi chắc chắn nên tránh xa. Là người hiểu rõ nhất việc chăm sóc trẻ, mẹ có nên sơn móng tay cho con không nhỉ?
Thời đại của những bà mẹ, phải đến khi lên cấp 3, thậm chí đại học, mới được phép sơn chút xanh xanh đỏ đỏ vàng vàng lên móng tay xinh. Tuy nhiên, nếu để ý xung quanh, mẹ sẽ thấy rằng trẻ con bây giờ làm điệu từ rất sớm, trẻ lên 5 đã có mẹ sơn móng tay yêu yêu xúng xính điệu đà rồi. Nhiều mẹ còn dắt con ra tiệm nail cũng làm móng với mẹ.

Đây là chuyện không hề hiếm ngày nay. Làm đẹp cho bé không có gì sai, nhưng liệu với vấn đề sơn móng tay, có an toàn hay ẩn chứa bất kỳ rủi ro nào cho sức khỏe của bé không
Theo các chuyên gia da liễu, dắt bé đi làm móng là chuyện có thể chấp nhận được, trừ khi mẹ biết chắc rằng bộ dụng cụ làm móng được tiệt trùng sạch sẽ. Vì vậy, chọn một tiệm nail uy tín là ưu tiên hàng đầu. Mẹ nên đảm bảo bé sẽ không bị bất cứ tổn thương hay bệnh tật nào gây ra từ quá trình làm móng.


Trong sản phẩm sơn móng, không ít thì nhiều vẫn có hóa chất độc hại. Chỉ một vết xước nhỏ, tạo đường trung gian truyền hóa chất này vào máu, sẽ dẫn đến nhiễm trùng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Khi cho bé làm móng, không nên dùng chất làm mềm da. Da trẻ đã đủ mềm sau khi ngâm nước và không cần đến loại kem làm mềm này.

Đó là những cảnh báo về vấn đề sức khỏe, nhưng còn về tâm lý thì sao? Thực tế, khi cho bé sơn móng tay, mẹ đã vô tình dạy bé rằng bàn tay tự nhiên vốn dĩ không đẹp, và chỉ thực sự xinh xắn khi được sơn vẽ màu mè. Sơn móng tay cho bé từ quá sớm là mẹ đã gián tiếp đưa đẩy con “học đòi” làm người lớn từ khi còn quá bé, đồng thời tình cờ “tước đoạt” mất điều lẽ ra bé nên học được ở mai sau.
Chăm sóc trẻ tốt nhất không có nghĩa mẹ nên đưa bé đi spa làm đẹp. Có con gái không đồng nghĩa phải làm điệu mọi lúc mọi nơi, hoặc thiếu việc làm đẹp sẽ không có được sự hoàn hảo. Mẹ không nên dẫn bé đi làm những việc này thường xuyên, nếu không trẻ sẽ nghĩ rằng mình sinh ra vốn dĩ tự nhiên không đủ đẹp hay đủ tốt.


Dạy bé gái nữ tính là tốt, nhưng mẹ cũng đừng làm quá nhé. Vào những dịp đặc biệt, mẹ có thể tạo ngoại lệ để trẻ thấy thích thú hơn. Chọn những màu sơn nhẹ nhàng và không quá sặc sỡ. Đừng để bé lớn hơn tuổi và bị chê là “bà cụ non” mẹ nhé.


Với thông tin sơn móng tay cho trẻ em có ảnh hưởng đến sức khỏe không trên đây hy vọng các mẹ sẽ có thêm thông tin bổ ích trong cách chăm sóc nuôi dạy con cái một cách hiệu quả nhất giúp bé phát triển tự nhiên toàn diện. Chúc các bé luôn khỏe mạnh.

Hướng dẫn cha mẹ phương pháp để loại bỏ những thói quen xấu cho con


Một số thói quen xấu của trẻ là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp hay tiêu hóa của trẻ nên các mẹ rất lo lắng, vậy làm thế nào giúp trẻ bỏ thói quen xấu hiệu quả nhất, mời các mẹ cùng tham khảo những biện pháp dưới đây của để có thêm thông tin nuôi dạy trẻ nhé.

Thói quen xấu cắn móng tay


Không chỉ là một thói quen xấu, cắn móng tay còn là hành động dễ khiến bé bị bệnh. Vi khuẩn rất dễ bám vào móng tay bé thông qua những hoạt động thường ngày. Nếu bé cắn móng tay, vi khuẩn sẽ theo đó vào cơ thể.
Cho bé tham gia nhiều hoạt động khác nhau như tô màu, lắp ráp hay nặn đất sét… để tay bé không “rảnh rỗi”, và bé sẽ không nghĩ đến chuyện cắn móng tay nữa. Ngoài ra, mẹ nên hường xuyên cắt móng tay cho bé và dạy bé thói quen rửa tay bằng xà phòng.

Thói quen xấu ngoáy mũi


Là một trong những thói quen thường gặp ở trẻ em, khi ngoáy mũi bé có thể đưa các loại vi trùng gây bệnh vào màng mũi của mình. Theo thống kê, những bé có thói quen ngoáy mũi thường có nguy cơ bị nghẹn hoặc “hóc” dị vật ở đường thở cao hơn những bé khác.
Khi thấy con bạn cho tay vào mũi, mẹ có thể đưa cho bé một chiếc khăn, dạy cho bé cách chùi sạch mũi bằng khăn. Mẹ cũng nên thường xuyên vệ sinh mũi của bé bằng nước muối sinh lý.
Trẻ em vốn hiếu động nên thường tò mò và thích khám phá thế giới. Các bé từ 6 tháng đến 3 tuổi luôn muốn… “sờ” và “nếm thử” bất cứ món gì vô tình hay cố ý “vớ” được. Vì thế, rất nhiều trường hợp các bé hít, nuốt phải dị vật và nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức…

Thói quen xấu sờ chỗ nhạy cảm

Thay vì chọc ghẹo hay bêu xấu thói quen này của bé, mẹ nên nhẹ nhàng khuyên nhủ bé, đặc biệt tuyệt đối không nên dùng bạo lực để ép trẻ. Ngoài ra, mẹ nên lưu ý nếu thấy trẻ có biểu hiện bứt rứt, khó chịu khi sờ vào “vùng kín”. Mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ trong những trường hợp này, rất có khả năng bé đang bị nhiễm trùng đường tiểu.

Thói quen xấu không bịt miệng khi ho hoặc hắt hơi

Trong trường hợp bé bị bệnh, thói quen này của bé rất có thể lây bệnh cho mọi người xung quanh. Mẹ nên dạy bé dùng khăn giấy hoặc khủy tay che mũi, miệng khi hắt hơi hoặc ho. Không nên dùng bàn tay, vì đây là nơi tập trung nhiều vi khuẩn nhất.

Hy vọng với làm thế nào để bé từ bỏ những thói quen xấu có hại cho sức khỏe trên đây các bạn sẽ tìm được biện pháp thích hợp giúp trẻ từ bỏ các thói quen xấu của mình một cách hiệu quả nhất hạn chế những nguy cơ về bệnh tật của trẻ. 

Tìm hiểu lợi ích từ việc massage mang lại cho trẻ sơ sinh


Massage cơ thể luôn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho cả người lớn lẫn trẻ sơ sinh. Vì vậy hiện nay các mẹ thường chú ý đến việc massage cho trẻ sơ sinh mỗi ngày đúng cách đúng phương pháp để chăm sóc sức khỏe cho trẻ phát triển tốt nhất. Massage sẽ giúp bé ít quấy khóc hơn, ngủ ngon hơn, thoải mái và bình tĩnh hơn… và còn nhiều lợi ích khác nữa. Hãy cùng tham khảo để có thêm hiểu biết về phương pháp này và nhanh chóng áp dụng cho con mình nhé!

Tìm hiểu lợi ích của việc massage cho trẻ sơ sinh

Massage giúp trẻ thư giãn


Massage là khoảng thời gian hạnh phúc, bởi nó tạo ra một loại hoóc-môn đặc biệt, đó là oxytocin. Chất này mang lại cảm giác ấm áp, mãn nguyện và đầy yên bình cho bạn và con yêu, và cả chàng nữa, nếu chàng đang cùng tham gia vào khoảnh khắc này.
Thời điểm thích hợp để xoa bóp cho bé là lúc bé đã ngủ dậy, giữa các cữ cho bú. Khi quan sát thấy bé tỉnh táo, đang bày tỏ sự quan tâm tới không gian xung quanh, đó là lúc bé sẵn sàng tương tác với bạn. Đây chính là khoảnh khắc để bắt đầu massage.

Massage rất có lợi cho sức khỏe của trẻ

Massage cho bé giúp phát triển về mặt vật chất, tinh thần và xã hội. Bé sẽ ít quấy khóc hơn, ngủ ngon hơn, thoải mái và bình tĩnh hơn.
Đối với những trẻ sinh non, massage giúp bé nhanh đạt được cân nặng của những bé đủ tháng. Bởi quá trình xoa bóp sẽ kích thích dây thần kinh phế vị, cải thiện khả năng tiêu hóa và nhu động ruột, giúp bé tăng cân.
Massage cũng giúp nhịp tim của bé được điều hòa, cải thiện hoạt động của não bộ.
Không chỉ đem lại những tác dụng tốt cho bé, cả bố và mẹ cũng có thể được hưởng lợi từ việc massage.
Hoạt động này đem lại những thúc đẩy về mặt tinh thần cho các bố mẹ đang căng thẳng hay trầm cảm sau khi sinh. Đây là một cách hết sức tự nhiên để kết nối với bé, khi bạn có thể vừa tiếp xúc, vừa trao cho bé ánh mắt thương yêu, vừa nói chuyện với bé.

Hướng dẫn cha mẹ cách massage đúng cách cho con


Mẹ không cần gì nhiều hơn đôi bàn tay dịu dàng của mình. Đôi khi, một chút hương thơm tinh dầu cũng rất tuyệt.
Thực hành thói quen này hàng ngày, từ đầu xuống tới ngón chân nhỏ xíu của con.
Vì làn da bé khá mỏng manh, bạn nên cử động nhẹ nhàng, và nhớ cởi bỏ đồ trang sức, rửa tay sạch trước khi tiến hành nhé.
Đối với trẻ sinh non hay trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi, mẹ chỉ cần tiến hành 10 phút massage mỗi ngày. Tăng dần thời gian này lên đến 20 phút khi bé ở độ tuổi lớn hơn.

Với những lợi ích của việc massage cho bé sơ sinh mỗi ngày đúng cách trên đây chắc hẳn các mẹ sẽ quyết định massage cho con ngay từ bây giờ phải không nào. Khi massage cho con cần chú ý đúng kỹ thuật để không gây ảnh hưởng xấu đến thân thể của con. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ  khỏe mạnh bé yêu phát triển tốt. 

Vệ sinh tai đúng cách cho trẻ như thế nào?


Mẹ muốn vệ sinh tai cho trẻ nhưng sợ và không biết cách phải lấy ráy tai cho trẻ như thế nào cho đúng. Dưới đây mẹ có thể tham khảo một vài thông tin về việc vệ sinh tai đúng cách cho trẻ.

Lấy ráy tai cho con khi nào thì phù hợp?


Ráy tai vốn dĩ là một lớp sáp bôi trơn tự nhiên được tai sinh ra nhằm bảo vệ bên trong. Khi sinh ra, tai trẻ đã được bắt đầu hình thành ráy tai và sẽ tự khô và tự đào thải ra ngoài. Nếu trẻ không mắc các bệnh về tai thì mẹ không cần dụng cụ lấy ráy tai cho trẻ mà chỉ cần lau sạch màng tai phần ngoài là được.
Trong một số trường hợp ráy tai của trẻ không thể đào thải ra ngoài dẫn tới việc hình thành nít ráy tai thì mẹ cần hỗ trợ vệ sinh tai cho trẻ.

Lấy ráy tai cho trẻ cần lưu ý gì?


Mẹ không nên lấy ráy tai thường xuyên cho trẻ mà chỉ lấy ráy tai khi nào phần ráy này bít tắc lỗ tai làm viêm nhiễm tai hoặc lấy 2 tháng/lần với ráy tai trẻ bình thường. Nếu ráy tai mà chỉ đóng thành màn mỏng có hơi dính vào tai thì mẹ càng không nên lấy vì rất dễ gây tổn thương cho tai của trẻ.
Mẹ càng tuyệt đối không được dùng vật sắc nhọn để lấy ráy tai cho trẻ tránh gây tổn thương tai và màng nhĩ. Mẹ cũng không nên dùng tăm bông 2 đầu đề lấy ráy tai. Loại tăm bông này có thể đẩy ráy tai vào sâu bên trong hoặc rơi bông tăm vào tai gây nguy hiểm cho trẻ.
Không nên cố gắng lấy ráy tai khi trẻ khóc và quấy bởi điều này dễ khiến làm tổn thương màng nhĩ của trẻ.
Mẹ cần phải thường xuyên kiểm tra tai của trẻ xem để làm sạch kịp thời cũng như phát hiện các vấn đề về sức khỏe để điều trị.

Lấy ráy tai đúng cách cho trẻ


Với trẻ dưới 36 tháng tuổi mẹ có thể vệ sinh tai cho trẻ trong khi tắm bằng cách dùng khăn mềm lau nhẹ ngoài vành tai rồi xoáy khăn hình kén nhẹ nhàng lau khô phần ống tai bên ngoài.
Trẻ trên 36 tháng tuổi thì có thể vệ sinh phần vành tai ngoài và ống tai ngoài của trẻ hoặc dùng dụng cụ ngoáy tai chuyên dụng có đèn để lấy ráy tai cho trẻ. Tốt nhất mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để vệ sinh tai an toàn.

Trong trường hợp trẻ có ráy tai khô cứng thì mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý vào tai con từ 3-5 lần/ngày cho ráy tự mềm và tự trôi ra ngoài. Nếu trong 5-7 ngày mà không thấy ráy trôi ra thì mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xử lý kịp thời.


Vệ sinh mũi cho con đúng cách cho trẻ


Vệ sinh mũi cho trẻ là cách phòng tránh các bệnh về đường hô hấp cho trẻ. Vậy vệ sinh mũi như thế nào cho đúng cách để bảo vệ mũi trẻ tốt nhất, chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây.

Rửa mũi cho trẻ thường xuyên có nên hay không?


Nếu trẻ còn quá nhỏ, chưa biết xì mũi thì mẹ cần phải vệ sinh mũi cho trẻ để tránh các bệnh về đường hô hấp sau khi trẻ đi ngoài đường về hoặc sau cơn ốm. Nếu trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi thì mẹ nên dùng dụng cụ hút mũi hoặc nhỏ mũi từ 3-4 lần/ngày.
Nếu trẻ ở độ tuổi đi nhà trẻ thì mẹ nên rửa mũi cho trẻ bằng dung dịch vệ sinh mũi từ 1-2 lần/ngày. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên lạm dụng việc vệ sinh mũi mà làm mất đi lớp chất nhầy bảo vệ mũi khiến con bị viêm mũi nặng hơn.

Vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách như thế nào?


Mẹ cần chuẩn bị dung dịch rửa và dụng cụ hút mũi, khăn lai mũi. Đối với trẻ sơ sinh đến 1 tuổi thì nên để trẻ nằm nghiêng rồi đặt vòi phun chai nước muối biển hoặc dung dịch rửa vào sát cánh mũi và ấn nhẹ liên tục trong 2-3 giây. Nghiêng trẻ sang bên khác và làm tương tự với bên mũi bên cạnh.
Khi hút mũi cho trẻ, mẹ cần phải xịt mũi khoảng 5 phút rồi một tay cầm dụng cụ hút mũi, một tay giữ phần đầu để trẻ không ngọ nguậy và nhẹ nhàng đặt đầu dụng cụ vào lỗ mũi của trẻ. Dùng tau từ từ bóp bình khí để đầy khí vào mũi và buông nhẹ để hút chất nhầy từ mũi trẻ ra. Làm tương tự với mũi bên kia.
Mẹ nên tập cho trẻ xì mũi mỗi ngày kết hợp với việc rửa mũi bằng dung dịch vệ sinh an toàn.

Lưu ý khi vệ sinh mũi cho trẻ

Mẹ nên làm ấm dung dịch vệ sinh mũi nhất là trong thời tiết lạnh, không khí khô dễ khiến mũi trẻ bị khô hi hút vào. Dùng lòng bàn tay để thử nhiệt độ của dung dịch trước khi nhỏ mũi cho trẻ.
Vệ sinh mũi cho trẻ trước bữa ăn 30 phút để tránh trẻ bị nôn ói và nhớ rửa tay sạch trước và sau khi vệ sinh mũi cho trẻ.

Mẹ nên nhớ theo dõi tình trạng mũi của trẻ thường xuyên và thăm khám định kỳ để sớm phát hiện nếu trẻ có bệnh để kịp thời chữa trị. 

Chăm sóc móng tay cho trẻ như thế nào?


Việc chăm sóc móng tay cho trẻ tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến các bà mẹ phải “kêu ca” nhiều vì việc cắt móng tay cho trẻ rất khó và rất sợ cắt phải tay của con. Vậy làm cách nào để chăm sóc móng tay cho trẻ nhằm đảm bảo sức khỏe và vệ sinh cho con?

Chăm sóc móng tay cho trẻ


Chăm sóc móng tay cho trẻ không chỉ là cắt móng tay mà còn là quan sát và vệ sinh bề mặt cũng như khóe móng tay, móng chân. Mẹ chỉ cần đảm bảo tay con trẻ được vệ sinh mỗi ngày tránh việc bụi bẩn của trẻ bám vào quẹt vào mắt hay miệng trẻ.

Nên mang găng tay cho trẻ hay không?

Một số bà mẹ thường mang găng tay cho trẻ để bảo vệ và tránh việc trẻ cào lung tung rách hết mặt. Nhưng việc mang găng tay cả ngày như thế khiến trẻ bị thít chặt tay trong thời gian dài máu không lưu thông được. Bên cạnh đó, việc đeo bao tay khiến trẻ không thể cảm nhận hay học cầm nắm được cũng làm cho việc cảm nhận mọi thứ xung quanh trẻ bị chậm lại.

Khi nào nên cắt móng tay cho trẻ?


Mẹ có thể cắt móng tay cho trẻ khi trẻ sinh được vài tuần và cứ sau 2 tuần lại cắt tiếp 1 lần. Độ dài của móng không quá dài mới cắt và khi cắt không nên cắt quá sát phần da để bảo về phần da đầu ngón tay hoặc cũng không nên chừa lại phần móng quá dài tránh trẻ tự làm tổn thương bản thân. Mẹ càng không nên tạo kiểu móng cho trẻ mà chỉ cần mài nhẵn sau khi cắt. Mẹ tuyệt đối không được cắn móng tay cho con để tránh việc gây nhiễm trùng cho trẻ.

Lưu ý lựa chọn sản phẩm cắt móng tay cho trẻ

Mẹ không nên dùng đồ cắt móng tay của người lớn để cắt móng tay cho trẻ. Khi kích thước không phù hợp thì dễ gây ra tổn thương cho đầu ngón tay và móng của trẻ. Việc sử dụng các dụng cụ chung cũng có thể gây ra lây nhiễm bệnh cho trẻ. Dụng cụ cắt móng tay cho trẻ mẹ nên chọn đồ cắt móng tay có dạng đầu cắt bo tròn và dể cắt theo hình dạng của móng trẻ hơn.
Một số sản phẩm cắt móng tay dành riêng cho trẻ rất tiệ dụng trên thị trường hiện nay mẹ nên lưu ý chọn mua. Đối với móng chân của trẻ, mẹ cũng nên cắt khoảng 2-3 tuần 1 lần và chờ khi trẻ đi ngủ thì cắt.


Khám phá bí kíp cắt móng tay siêu an toàn cho trẻ sơ sinh


Móng tay của trẻ sơ sinh thường rất mỏng tuy nhiên lại khá sắc và mọc dài theo thời gian. Vì vậy để bảo vệ bé yêu khỏi những vết xước xác có thể xuất hiện trên gương mặt cha mẹ cần cắt móng tay cho con. Tuy nhiên nếu trong quá trình thực hiện do không biết cách các mẹ có thể khiến con bị chảy máu tay. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để khám phá bí kíp cắt móng tay siêu an toàn cho trẻ sơ sinh. Cùng tham khảo bạn nhé.

Lựa chọn dụng cụ cắt móng phù hợp


Thông thường trẻ sơ sinh sẽ có dụng cụ cắt móng riêng. Vì vậy cha mẹ không nên sử dụng dụng cụ cắt móng của mình để cắt cho bé yêu. Dụng cụ bấm này khá nhỏ nhắn và ít sắc nhọn, phù hợp với ngón tay của bé. Ngoài ra, khi bấm móng xong tay con thường khá sắc nên bạn cần dũa để an toàn hơn cho con.

Đánh lạc hướng con để dễ bề hành động


Trẻ thường hiếu động và ngọ nguậy gây khó dễ cho mẹ trong việc cắt móng. Do đó, mẹ cần nhờ người đánh lạc hướng con hoặc cho con nghịch đồ chơi để thu hút sự chú ý của trẻ. Có như vậy mẹ mới dễ bề “thực hiện” cho con. Trong trường hợp bé quá hiếu động, mẹ hãy đợi đến lúc con ngủ để cắt móng cho con nhé.

Khám phá bí kíp cắt móng đúng cách

Cách làm tương đối đơn giản, nhưng cần cha mẹ phải tập trung và cẩn thận.
Đầu tiên, bạn dùng một tay để giữ bàn tay cần cắt của con nhỏ, tiếp đó sử dụng tay còn lại để cắt móng. Một mẹo nhỏ mà các mẹ không nên bỏ qua đó là khi tắm xong móng của con sẽ mềm và dễ cắt, do đó hãy lựa chọn thời điểm này để cắt móng cho con bạn nhé.

Cha mẹ nên cắt đúng cách cho con, cắt từ trong ra ngoài theo đường cong và chỉ sử dụng 2 – 3 lần cắt. Da của trẻ sơ sinh thường rất mỏng nên các mẹ cần chú ý, nếu có vô tình làm xước da con các mẹ cần sử dụng bông y tế để ấn vào chỗ đó và cầm máu cho con.


Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp ích được cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ. Giờ đây việc cắt móng tay đã trở nên quá đơn giản với bạn phải không nào? Chăm sóc bé yêu không khó, nhưng cần có phương pháp. Hãy cùng đồng hành với chúng tôi để nuôi dạy con trẻ tốt nhất bạn nhé. Chúc bé yêu nhà bạn khỏe mạnh và ngoan ngoãn, mau ăn chóng lớn.

Friday, July 8, 2016

Chăm sóc đôi mắt con sáng khỏe


Đôi mắt sáng khỏe giúp trẻ ngắm nhìn mọi thứ tốt hơn, từ đó mọi nhận thức cũng lanh lợi và linh hoạt hơn. Vậy chăm sóc đôi mắt cho con trẻ như thế nào, chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Quá trình phát triển thị lực ở trẻ nhỏ

Thị lực khi trẻ mới chào đời


Khi trẻ mới chào đời vẫn chưa biết phối hợp nhìn bằng 2 mắt và chỉ biết phân biệt được các màu sắc tương phản. Mẹ có thể cảm nhận thấy mắt trẻ bị lác ở giai đoạn này do nguyên nhân trên. Nhưng tình hình sẽ được cải thiện theo thời gian, nếu không thì mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ để khám và điều trị.

Thị lực trẻ giai đoạn từ 1 đến 4 tháng


Từ 1-2 tháng tuổi, trẻ có khả năng nhìn bằng 2 mắt để theo dõi các sự vật chuyển động trước mắt cũng như đã phân biệt được các màu sắc khác nhau. Từ đoạn 2-4 tháng thì trẻ đã có thể hoàn thiện các kỹ năng theo dõi đồ vật và có nhận thức về chiều sâu ở tháng thứ 4.

Thị lực trẻ giai đoạn từ 5 đến 8 tháng


Khi trẻ được 5 tháng tuổi thì đã có khả năng nhìn vào một điểm ở đồ vật nhỏ và dõi theo các chuyển động cũng như phân biệt các màu sắc tương tự và các màu nhạt.
Trong giai đoạn này, trẻ đã có thể nhận ra một vật sau khi thoáng thấy đồ vật đó.
Thị lực trẻ từ 6-8 tháng thì đã có khả năng nhìn rõ và nhìn theo chiều sâu như nhìn người lớn hoặc các vật ở xa. Từ sau 8 tháng thì trẻ đã có thể nhìn thấy mọi vật xung quanh như người lớn.

Các bệnh về mắt phổ biến thường gặp ở trẻ

Tật khúc xạ


Tật khúc xạ bao gồm 3 loại cận thị, viễn thị và loạn thị.
Đối với cận thị thì mắt có khả năng nhìn gần và ngược lại viễn thị thì mắt chỉ nhìn xa được. Hiện tượng loạn thị là mắt nhìn mờ không rõ nét và có thể đi kèm với cận hoặc viễn thị. Nguyên nhân khiến gây ra tật khúc xạ có rất nhiều trong đó có các nguyên nhân như điều kiện môi trường, di truyền, ánh sáng,…

Các chứng đau mắt


Các chứng đau mắt trẻ thường gặp như đau mắt hột, viêm kết mạc,…và chúng thường do virut gây ra hoặc bị lây nhiễm do tiếp xúc với người bệnh hoặc đồ vật của người bệnh.

Các chứng bệnh do thiếu vitamin A

Khi cơ thể trẻ thiếu vitamin A thì rất có nguy cơ bị quáng gà, khô mắt,nhuyễn biểu mô kết mạc và có thể gây mù. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ các thực phẩm giàu vitamin A cũng như các loại thuốc được bác sĩ kê đơn giúp hỗ trợ bổ sung vitamin A hiệu quả, an toàn cho trẻ.

Lưu ý giúp con không bị cận thị, viễn thị

Để phòng tránh cận thị, mẹ nên cho trẻ sống trong môi trường nguồn sáng ổn định, đặc biệt lúc học bài hoặc đọc báo. Bên cạnh đó, mẹ cần điều chỉnh các tư thế ngồi hợp lý cho trẻ. Khoảng cách từ mắt tới vở là 30-40cm. Bàn học cũng nên được thiết kế phù hợp với chiều cao của trẻ. Hạn chế trẻ xem tivi không đúng cách như quá gần, quá xa và chú ý tới việc trẻ chơi game để tránh hại mắt.
Để tránh viễn thị, mẹ nên thường xuyên kiểm tra đồng thời bảo vệ mắt trẻ khỏi ánh nắng mặt trời bằng các loại kính râm phù hợp. Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung chế độ ăn uống dinh dưỡng phù hợp để cung cấp đủ vitamin A cho trẻ. Thường xuyên đưa trẻ đi khám định kỳ mắt để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.


Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ sinh non tại nhà an toàn và hiệu quả nhất


Sinh non là hiện tượng bé yêu được ra đời trước 37 tuần thai và nặng dưới 2 kg. Con bị sinh non thường khiến cơ thể bị suy yếu, còi xương, thậm chí là tử vong. Do đó, đòi hỏi cha mẹ phải chăm sóc bé yêu chu đáo và cẩn thận hơn so với những trẻ được sinh đủ cân, đủ tháng. Sau đây bài viết sẽ chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ sinh non tại nhà an toàn và hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu bạn nhé.

Khi nào bé yêu có thể về nhà?


Thông thường với những trẻ được sinh ra khỏe mạnh sẽ được xuất viện sớm hơn. Tuy nhiên với những trẻ bị sinh non, cha mẹ cần chú ý. Khi con có thể tự thở được, thân nhiệt ổn định và có thể tự bú mẹ được thì cha mẹ có thể cho con xuất viện. Nếu có thể tăng cân nhẹ được thì càng tốt bạn nhé.

Hướng dẫn cách chăm sóc cho bé yêu tại nhà


Trước khi về nhà, cha mẹ sẽ được bác sỹ dặn dò cẩn thận như cách chăm sóc con tại nhà. Hoặc lúc nào thì nên đưa con đến gặp bác sỹ…Cha mẹ nên lưu ý những điều đó. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của con. Trẻ sinh non sẽ cần được ăn nhiều hơn.
Ngoài ra, bạn nên chú ý đến tư thế ngủ của con. Tuyệt đối không nên cho con nằm sấp khi khi, vì có thể dẫn tới đột tử. Thông thường những trẻ khỏe mạnh sẽ có tư thế nằm ngửa. Khi cho con nằm ngửa còn hạn chế được một số triệu chứng như đầu lép hoặc nghẹt thở.

Cha mẹ nên lưu ý một số điểm sau


- Tuyệt đối không hút thuốc trong phòng của bé. Khói thuốc sẽ ảnh hưởng không tốt đến phổi của bé yêu.
- Luôn quan tâm và để mắt đến tình hình sức khỏe của trẻ nhỏ.
- Luôn giữ cho nhiệt độ trong phòng ổn định. Không nên để nhiệt độ trong phòng và bên ngoài chênh lệch nhau, trẻ có thể bị ốm khi ra ngoài.
- Tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ để mau lớn.
- Khi cho con nằm tròng cũi, không nên để quá nhiều gấu bông và mềm, gối, đệm nhỏ.

 Trẻ sinh non đòi hỏi được chăm sóc kỹ càng hơn những trẻ khác. Do đó cha mẹ nên tham khảo để bổ sung thêm kiến thức cho bản thân để chăm sóc con được tốt nhất. Nếu trẻ có bất cứ dấu hiệu bất thường nào đó, bạn nên hỏi ý kiến của bác sỹ hoặc đưa con trực tiếp đến bệnh viện. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp ích được cho các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Chúc gia đình bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.

Tiết lộ chuổi dấu hiệu nhận biết trẻ nhỏ thông minh sớm


Cha mẹ nào cũng mong muốn bé yêu nhà mình thông minh và khỏe mạnh. Trí thông minh của trẻ phụ thuộc vào các yếu tố: di truyền, sự rèn luyện và chế độ dinh dưỡng. Có những trường hợp trẻ thông minh ngay từ nhỏ do gen di truyền. Làm thế nào để nhận biết bé yêu nhà mình thông minh hơn những bạn đồng trang lứa? Và cha mẹ nên làm gì để giúp con phát triển được trí thông minh? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để khám phá chuỗi dấu hiệu nhận biết trẻ nhỏ thông minh sớm.

Chuỗi dấu hiệu nhận biết trẻ thông minh


- Trẻ có những khả năng đặc biệt như đánh đúng âm vực của các nốt nhạc, tính toán nhanh với những con số hoặc biết đọc báo.
- Thường xuyên thắc mắc, và liên tục đưa ra những câu hỏi về thế giới xung quanh như tại sao cái này được sinh ra? Với mục đích gì?...
- Có khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú.
- Khả năng ghi nhớ vượt trội như nhớ gần hết những dãy số dày dằng dặc, nhớ những câu chuyện trong sách hoặc nhớ lời của một bài hát.
- Trong những cuộc vui chơi ngoài trời, khi gặp phải thử thách trẻ sẽ xử lý tình huống linh hoạt mà không gặp khó khăn.

Cha mẹ nên làm gì?

- Để biết con đang phát triển ở mức độ nào, cha mẹ có thể cho con đi kiểm tra. Ngoài 3 tuổi, cha mẹ có thể cho con đi kiểm tra mức độ IQ. Thang số tính chỉ số IQ như sau: bằng hoặc hơn 130 trẻ được coi là thiên tài, từ 85 – 115 là bình thường và từ 120 bạn hãy cho con được tham gia vào các lớp năng khiếu.
- Khi biết con mình có năng khiếu, cha mẹ hãy tạo điều kiện cho con được theo học và phát triển năng khiếu đó (thi, ca, nhạc, họa)
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp ích được cho các bậc cha nhẹ. Hãy tìm hiểu và hỗ trợ để con phát triển trí thông minh hơn bạn nhé. Chúc bé yêu nhà bạn luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.



Tìm hiểu những yếu tố quan trọng giúp trẻ nhà bạn thông minh hơn


Hẳn các mẹ cũng biết thông mình một phần là do di chuyền, sử ảnh hưởng của di chuyền là điều vô cùng lớn đến sử thông minh của bé. Những chúng ta có thể làm gián đoạn sự phát triển thông mình đó giúp trẻ trở lên thông minh hơn. Vậy làm sao để trẻ nhà chúng ta có thể thông minh hơn, hay cũng chúng tôi đi tìm hiểu những yếu tốt quan trọng giúp trẻ nhà bạn thông minh hơn nhé

Mẹ bồi bổ tốt giúp trẻ có thể phát triển tối đa sự thông minh của mình


Không phải ngẫu nhiên chúng ta có hản một bảng phát triển cân nặng đạt chuẩn cho trẻ mà đó cũng là một cái chuẩn của sử thông minh của bé, theo nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ khi để ra chỉ đạt được dưới 2,5 cân sẽ cho chỉ số thông minh thấp hơn những trẻ có cân nặng từ 2,5 cân trở lên. Nhiều người còn cho rằng trẻ thông mình tỉ lệ cân nặng của trẻ.
Những đó là về mặt cân nặng đặt chuẩn, các mẹ không thấy thế mà cung cấp thật nhiều dinh dưỡng để bé năng hơn, vì nếu bé quá nặng hay to sẽ làm cho quá trình sinh nở của mẹ khó khăn, hay cũng sẽ làm cho trẻ bị béo phì, bệnh tiểu đường khi lớn.
Do đó để trẻ có một trí não phát triển nhất thì các mẹ nên bổ sung dinh dưỡng một cách phù hợp trong khi mang thai, chúng ta lên có 1 chế độ ăn uống phù hợp và nên tập thể dục vận động.

Để muộn cũng làm trẻ kém thông minh hơn


Điều này cũng được nhắc rất nhiều do đó các bạn hản cũng biết, việc cha mẹ ở độ tuổi cao mà sinh trẻ nhỏ cũng làm một phần khiến trẻ có sự phát triển thông minh hơn.
Các bạn biết không không? ở nữ giới thì đổ tuổi sinh con tốt nhất là từ 25- 30 tuổi còn đàng ông là từ 25 – 35 tuổi.
Nếu bộ mẹ mang bầu lúc đổ tuổi ngoài 40 có nguy cơ con bị mắc bệnh tự kỷ rất là cao.

Trẻ đi học mẫu giáo thông mình hơn


Trong giai đoạn 5 năm đầu đởi trẻ sẽ phát triển trí não và tính cách của bé. Dó vậy các chuyên gia về trẻ khuyên bạn nên cố gắng giáo dục trẻ và dạy dỗ trẻ trong 5 năm đầu đời.
Nghiên cứu “dài hơi” kéo dài hơn 20 năm, tiến hành trên 800 trẻ em ở Mỹ cho thấy, so với những bé không đi học mẫu giáo, những bé đã trải qua thời gian ở trường mẫu giáo có xu hướng thành đạt và thu nhập cao hơn. Hơn nữa, độ tuổi bắt đầu đến lớp của bé cũng rất quan trọng. Những bé đến trường khi mới lên 2 sẽ phát triển kỹ năng ngôn ngữ, toán học, vận động… tốt hơn so với những bé đi học muộn hoặc chỉ ở nhà với bố mẹ, ông bà.

Trẻ sẽ thông minh hơn khi được gia đình quan tâm

Theo một nghiên cứu của anh đã chỉ ra rằng nếu bố mẹ dành nhiều thời gian hơn với bé, quân tâm bé nhiêu hơn sẽ giúp trẻ phát triển não bộ tốt hơn. Theo đó tính cách của bé cũng sẽ hình thành một cách chuẩn mực hơn là bố mẹ lơ là.
Cũng phải quá nhất thiết là bạn phải dành cả thời gian cho bé mà bạn chỉ cần  quan tâ yêu thương bé nhiều hơn bình thường khoảng 30 đến 1 tiếng / ngày.

Bố mẹ cần chú ý hơn để trẻ nhà mình có thể phát triển tốt đa trí thông mình của mình trong những năm đầu đời nhé

Những thực phẩm không nên cho trẻ sơ sinh sử dụng nhiều


Với trẻ sơ dinh hệ thông tiêu hóa là vô cùng yếu không như người lớn, do vậy việc cho trẻ ăn bừa bãi là một vấn để vô cùng nghiêm trọng do đó các mẹ lên chú ý.
Dươi đây là một số thực phẩm bạn không nên cho trẻ nhà mình sử dụng

Nói không với nước ngọt




Điều này được mình nhận thấy khi đi chơi rất nhiều nhà, các mẹ cho còn mình sử dụng nước ngọt và nước ngọt có gas vào lúc trẻ được từ 6 tháng đến 7 tháng tuổi. các mẹ biết không nước ngọt chứa rất nhiều đường hóa học mà lúc đó hệ hiêu hóa của trẻ chưa đủ sức chống đỡ được những thứ này, chúng sẽ tàn phá sự phát triển của rang và thể chất của trẻ.

Tại sao nước ép trái cây lại không nên


Trái cây là một loại hóa có tốt có chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhưng lại không có lợi cho sức khỏe của bé khi chúng ta ép thành nước. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại vậy? khi chúng ta ép nước trái cấy thì phần vitamin thì ít phần đường thì nhiều , do đó bạn không nên tin tưởng vào bổ sung dưỡng chất cho trẻ bằng việc uống nước ép trái cây.
Chúng ta có thể cho thêm nước sốt lê và táo vào thực phẩm để khiến bé co mùi vị ngon hơn nhưng chúng ta cũng không lên quá áp dụng vì có thể làm bé bị rối loạt hệ tiêu hóa hay bị tiêu chảy.
Nếu các mẹ muốn bổ sung năng lượng và vitamin cho trẻ thì chúng ta lên cho trẻ ăn trái cây tươi ngon và cắt thành những miếng nhỏ. Còn muốn cho trẻ uống thì cho bé uống sữa mẹ lúc này cũng là tốt nhất. nếu trẻ lớn thì ta cho uống thêm sữa bột.

Bánh kẹo đồ ngọt


Bánh kẹo là một thực phẩm mà trẻ vô cùng thích ăn những không đây là một cách khiến trẻ lười ăn hơn, khiến trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng , vì nếu bé ăn bánh kéo trước bữa ăn sẽ làm trẻ không ăn vào bữa chính.
Không những thế nếu bé ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ khiến trẻ dễ mắt các bệnh về răng và chủ yếu là sâu răng.
Do vậy thay vì cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt thì hay cho bé ăn nhiều hoa quá nhé!

Hãy loải bỏ những món thực phẩm chế biến sẵn

Hãy dành thời gian cho trẻ nhiều hơn về nấu những món ngon cho trẻ thay vì sử dụng những thực phẩm ăn săn tuy chúng nhanh, mà cũng ngon miệng nhưng lại vô cùng có hại cho trẻ vì có nhiều chất phụ gia, chất bảo quản nói chung là vô số chất… Hơn thế là không hề có nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển.

Trên đây là những thực phẩm không nên là những thực phẩm giúp trẻ phát triển thể chất và trí não, các mẹ nên cho trẻ ăn những thức phẩm khác nhé.

Thursday, July 7, 2016

Dùng dầu gió sai cách có thể gây tử vong cho trẻ nhỏ

Dầu gió được nhiều bà mẹ sử dụng trong nhà như vật bất ly thân, tuy nhiên do có tác dụng tốt nên nhiều người sử dụng tùy tiện bừa bãi làm phản tác dụng của dầu gió gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Sử dụng dầu gió không đúng cách có thể gây tử vong



Khi lạm dụng dầu gió không đúng cách mà trong dầu gió có chứa tinh dầu gây ức chế khu vực tim mạch, hệ hô hấp dẫn đến trẻ tử vong.

Trong dầu dó có thanh phần menthol mà thành phần này có thể gây hại, thậm trí còn dẫn đến tử vong cho trẻ nhỏ dù chỉ là 1% menthol. Khi trẻ bị ho bà mẹ bôi cho trẻ dầu gió có mùi bạc hà chúng cũng có thể làm cho trẻ bị ngừng thở. Vì vậy mọi bà mẹ lên chú ý cách chăm sóc con bằng dầu gió.

Methy salicylat gây xung huyết da

Methy salicylat là một thành phần giúp giảm đau kháng viêm thường được bôi trên vùng da không bị hở làm dãn nở cách mạch máu, tăng tuần hoàn máu làm giảm đau nhanh chóng. Nhưng các bạn không lên bôi vào các vết thương hở và cũng không lên dùng dầu gió để hít làm thông mũi sẽ gây rách màng nhầy ở mũi, họng, gây tổn thương hệ hô hấp.

Dầu gió có thể gây ngộ độc

Trong thân phần dầu gió có chứa chứa eukalyptol và camphor, đặc biệt là camphor sẽ là một chất độc không thể lường trước được nếu trẻ không dùng đúng cách. Khi bôi và vết thương bị chầy xướt, hay vô tình nuốt phải trẻ có thể bị ngừng thở phải đi cấp cưu ngay lận tức.

Do vậy các bà mẹ lên chú ý sử dụng dầu gió cho trẻ em không lên cho trẻ em cầm trơi đùa với trai dầu dó vì chỉ một lượng nhỏ của dầu gió cũng có thể khiển trẻ bị ngừng thờ. Hay cố gắng chăm sóc sức khỏe bé nhà bạn.

Dầu gió hay cẩn thận khi dùng dầu gió

Hiện này thì công hỏi đang được nhiều bà mẹ chú ý đến là có nên dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh không? câu trả lơi đang được nhiều bà mẹ muốn biết. Vậy có lên dùng dầu gió không thì chúng ta thử tìm hiểu quá xem sao.

Dầu gió là gì?



Dầu gió được tạo ra từ một hỗn hợp chất lỏng từ các tinh dầu thiên nhiên khác nhau như khuynh diệp, hồi, quế, long não,…. Dầu gió thưởng được bôi ở ngoài da để trị vết thương côn trùng và làm ấm trẻ nhỏ vào mùa đông. Trong dầu gió có metyl salicylat và menthol. Menthol bốc hơn khá nhanh giúp tạo cảm giác mát gây tê.  metyl salicylat giúp giúp giảm đau cơ bắp, chống tê thấp.

Có nên dùng dầu gió hay không

Dầu gió được biết đến với công dụng cảm, sốt, côn trùng đốt, giảm đau cơ... Tuy nhiên dầu gió cũng có rất nhiều tác dụng phụ khác khi dùng cho trẻ quá nhỏ. Chẳng hạn như metyl salicylat khi gặp nước sẽ làm da nóng mạnh, gây rộp da tạo rối loạn thân nhiệt khi xoa trên vùng cơ thể rộng.

Nhiều bà mẹ dùng dâu gió để thông mũi cho trẻ cũng là một điều không lên vì có thể tạo biến chứng kích ứng rách vùng màng nhầy mũi, họng gây hại hệ thống hô hấp của trẻ. Tinh dầu bạc hà còn có thể gây ức chế tuần hoàn tim và hô hấp dẫn đến ngưng tim, ngưng thở.

Trẻ ở  tuổi bao nhiêu có thể dụng được dầu gió

Vì có rất nhiều tác dụng phụ khi trẻ nhỏ dùng dầu gió nên các bà mẹ cần chú ý không lên dùng cho trẻ nhỏ dưới hai tuổi, các bà bầu cũng không lên dùng nhé.

Trẻ vừa ốm dậy, mệt mỏi suy nhược cơ thể sốt cao... thì các bà mẹ không lên chăm sóc con bằng dầu dó nhé.

Lúc nào chúng ta nên dùng dầu gió

Các bà mẹ lên biết khi và bệnh gì có thể dùng được dầu gió như liên quan đến bệnh hô hấp (cảm cúm, ho sổ mũi, ngạt mũi, chống lạnh đường hô hấp) các bệnh về đường ruột (đau bụng, đầy hơi, chậm tiêu, khó tiêu) và phải chú ý đến độ tuổi nữa nhé.

Sử dụng dầu gió đúng cách

Trước khi xoa dầu thì chú ý chỉ xoa một lượng dầu vừa đủ không lên xoa dâu quá nhiều lan ra khoải chỗ cần xoa, chăng hạn như bé bị đau bụng thì xoa một vùng nhỏ vào bụng chỗ rốn của bé, vùng da bị đau thì phải rửa sạch xoa đúng chỗ đau thùi không loang ra ngoài nhiều, trẻ bị đau đầu thì xoa vào thái dương miết mạnh hai ngón tay để trẻ bớt đau.

Các bà mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống dầu gió (chắc không có ai cho trẻ uống đâu nhỉ), không lạm dụng quá mức nếu khỏi rùi thì dừng lại để tráng bị nhờn thuốc. Và chỉ nên thoa nên vũng bị đau, vùng cần bôi thùi không bôi sang vùng khác.

Qua bài viết thì chúng ta lên tìm hiểu trước khi dùng còn có tác dụng có hại hay không còn tuy thuốc vào cách dùng của chúng ta thui, các bạn hay chia sẻ cho mọi người để có những các chăm sóc cho trẻ nhà bạn tốt nhất.

Nước có ga nguy hiểm đến trẻ

Nước ngọt có ga là một loại nước giải khát được rất nhiều người sử dụng trong bữa ăn, các bữa tiệp. Những nước ngọt có ga là không hề tốt cho trẻ một chút nào mà được coi là nước có thể gây nguy hiểm đến trẻ nhỏ

Trẻ uống nước ngọt có ga ảnh hưởng đến phát triển xương

Giúp con vệ sinh răng miệng đúng cách

Dù là trẻ có nhỏ đi nữa thì chúng ta cũng nên quan tâm đến răng miệng cho con mình để lúc lớn lên không phải hối hận vì cha mẹ đã không chịu chắm sóc cho tốt.

Tất nhiên là bà mẹ nào cũng muốn con mình lớn với sức khỏe tốt nhưng về mặt thẩm mỹ cũng không thể thiếu chẳng ai muốn con mình có một hàm răng xấu, bị sún, sâu hay bị mọc vẹo lệch. Thế những không phải ai cũng biết chăm sóc đúng cách cho các con mình được.

Vệ sinh răng miệng cho con mình như người lớn

Ba loại cây cần thiết nếu có con nhỏ

Trẻ sức đề kháng còn nhiều dễ mắc các bệnh thường gặp ở trẻ em, dưới đây là những cây quý hữu ích và hoàn toàn an tâm khi sử dụng, không những thế những bài thuốc chữa bệnh này lại rất dễ sử dụng nguyên liệu thì chúng ta có thể tim được ngay nếu chúng ta trông nó.

Cây chanh

Những kiểu rau sai khiến món rau cho trẻ không còn chất

Tất cả công sức của các bà mẹ nấu món rau sẽ vô nghĩ nếu mắc phải những sai lầm dưới đây. Không những thế việc ăn những thực phẩm không có chất sẽ ảnh hưởng đến bé rất nhiều vì không có chất trẻ sẽ không phát triển tốt được.

Nấu rau song để quá lâu mới ăn

Hãy dạy con tự bảo vệ mình trước người lạ

Hầu hết các bậc cha mẹ đều không muốn con mình tiếp xúc với người lạ vì chúng ta không thể biết được người đó là người tốt hay người xấu. Hiện này tình trạng bắt cóc trẻ em lại trở lên phổ biết khiến nhiều bà mẹ rất hoang mạng và lo lắng và rất muốn có một cách nào đó để bảo vệ con mình.

Dưới đây là một số cách giúp con bạn có thể bảo vệ mình trước người lạ hiệu quả.

Dậy con mình phải hét to la lớn

 
Copyright © 2016 Kenhcuabe
Powered byBlogger