BREAKING NEWS

Bài mới

Facebook

About us

From our Blog

Showing posts with label bai-moi. Show all posts
Showing posts with label bai-moi. Show all posts

Wednesday, June 22, 2016

Hướng dẫn cách chăm sóc để trẻ phòng tránh bệnh rôm sẩy (P.1)

Hướng dẫn cách chăm sóc để trẻ phòng tránh bệnh rôm sẩy (P.1)

Mùa hè khiến cho trẻ có nhiều thời gian và không gian để thỏa sức vui chơi, khám phá thiên nhiên. Tuy nhiên, thời tiết nóng bức, oi ả ngày hè khiến cho con mắc một số bệnh như rôm sẩy…Các mẹ không nên quá lo lắng vì sau đây bài viết sẽ giới thiệu đến cha mẹ cách chăm sóc để phòng ngừa các bệnh mùa hè cho con. Cùng tham khảo bạn nhé.


Cắt tóc vừa phải tránh cạo trọc


Mùa hè nóng nực nhưng không vì thế mà cha mẹ cắt trọc đầu cho con vì tóc có công dụng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể để phòng tránh khỏi các bệnh rôm, sẩy. Khi trẻ bị cạo trọc đầy sẽ tạo điều kiện cho các vi trùng, vi khuẩn xâm nhập vào da đầu non nớt của trẻ, khiến trẻ bị ngứa, khó chịu.

Hạn chế lấy ráy tai nhiều cho trẻ

Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ cho con là rất tốt, điều này giúp cơ thể con khỏe mạnh và phát triển bình thường. Tuy nhiên, cha mẹ không nên lạm dụng và lấy quá nhiều. Mùa hè rất nóng nực, khi cha mẹ lấy quá nhiều ráy tai cho con vô tình đã tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có cơ hội tiếp cận và xâm nhập vào cơ thể của con.



Có một số trường hợp trẻ bị con côn trùng chui vào tai. Các mẹ nên kịp thời đưa trẻ đi bác sỹ. Nếu chưa có điều kiện để đưa con đi bệnh viện, các mẹ nên bình tĩnh, không tự động lấy vật dụng để gắp côn trùng ra mà nên để việc đó cho bác sỹ, sau đó tiến hành theo các bước sau, lúc này cha mẹ nên bình tĩnh rồi nhỏ cồn vào tai cho bé để con trùng tự trui ra ngoài, trong cồn có thành phần giúp trẻ chống viêm. 

Hoặc nếu không có cồn các mẹ cũng có thể sử dụng nước sôi để nguội để nhỏ vào tai cho con, việc làm này khiến côn trùng bị ngột thở và tự động bay ra ngoài. Sau đó cha mẹ nên đưa con đến cơ sở gần nhất để được bác sỹ cứu chữa kịp thời.  

Tuyệt đối không sử dụng kem chống nắng của người lớn dành cho trẻ

Da của trẻ thường nhạy cảm hơn chúng ta rất nhiều, do đó cha mẹ nên chú ý tuyệt đối không bôi kem chống nắng của người lớn hành cho trẻ nhỏ vì những thành phần đấy có thể khiến bé khó chịu, mẩn ngứa. Cha mẹ nên lựa chọn loại kem chống nắng dành riêng cho trẻ.



Một mẹo nhỏ khi bôi kem chống nắng cho trẻ là bôi trước 30 phút trước khi cho bé ra khỏi nhà để tránh kem bị trôi do toát mồ hôi.

Trên đây là một số cách để chăm sóc và phòng ngừa khỏi các bệnh rôm sẩy và các bệnh mùa hè. Do đó cha mẹ nên áp dụng ngay cho con của mình. Chúc gia đình bạn hạnh phúc và luôn vui khỏe.  

Sunday, June 19, 2016

Hướng dẫn cha mẹ phòng tránh bệnh hô hấp cho con

Khi thời tiết chuyển mùa, con yêu của các bạn rất dễ bị mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phổi, viêm họng…Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh tình của trẻ sẽ trở nên nghiêm trọng, thậm chí là cả tính mạng. Vì vậy sau đây bài viết sẽ giới thiệu đến các bậc cha mẹ cách phòng tránh để bảo vệ cho con. Cùng tìm hiểu nhé các chị em.


Khi cho bé vui chơi, cha mẹ nên rèn cho bé kỹ năng rửa tay thật sạch trước khi ăn. Hoặc khi bé trẻ cha mẹ cũng cần rửa tay sạch sẽ để phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé.

Sử dụng điều hòa đúng cách


Thời tiết thay đổi cha mẹ nên cho con sử dụng điều hòa để duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định. Tuy nhiên cha mẹ nên để mức điều hòa trung bình từ 24 đến 26 độ. Đặc biệt không được để bé nằm trực tiếp dưới luồng gió của điều hòa vì như vậy trẻ rất dễ nhiễm lạnh. Nếu đã tắt điều hòa cha mẹ nên mở tung cửa cho thoáng mát để trẻ hấp thụ được nhiều oxi. Sử dụng điều hòa lâu ngày cha mẹ cũng nên vệ sinh sạch sẽ để tránh ô nhiễm cho không khí của trẻ.

Sử dụng quạt đúng cách


Đối với những trẻ còn quá nhỏ khuyến khích cha mẹ nên cho con nằm quạt hơn là điều hòa, vì điều hòa làm cho không khí ít được lưu thông. Thay vào đó cha mẹ có thể bật quạt thốc vào tường và đặt chân bé vào đó. Điều này sẽ giúp bé ngủ ngon hơn.

Tránh để bé toát mồ hôi

Khi thời tiết thay đổi, mồ hôi toát ra mà không được lâu khô trẻ rất dễ bị viêm phổi. Vì thế cha mẹ nên chú ý không được để trẻ bị nóng.
Tuyệt đối không được thay đổi nhiệt độ đột ngột



Cơ thể của trẻ của rất yếu, do đó cha mẹ nên hết sức lưu ý khi đưa con ra ngoài môi trường khác. Việc làm này rất dễ khiến trẻ bị đau họng hoặc những bệnh liên quan đến đường hô hấp. Trẻ cần có thời gian thích nghi, do đó trước khi bước ra ngoài cha mẹ nên tắt điều hòa và mở thông thoáng cửa từ 10 đến 15 phút trước khi cho trẻ ra ngoài.

Sau khi con trẻ vận động, toát mồ hôi cha mẹ không cho con đi tắm

Khi trẻ đổ mồ hôi cha mẹ nên cho trẻ ngồi mát rồi mới cho con đi tắm. Cách làm này để đảm bảo sức khỏe của con. 

Trên đây là một số lưu ý để cha mẹ tránh cho con khỏi những bệnh liên quan đến đường hô hấp. Cha mẹ hãy lưu ý để bảo vệ và chăm sóc con được tốt nhất nhé. Chúc gia đình bạn luông vui khỏe và hạnh phúc.



Cha mẹ nên chú ý khi cho con trẻ uống thuốc

Với những trẻ nhỏ do hệ miễn dịch và tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện vì vậy khi sử dung thuốc cho trẻ cha mẹ nên lưu ý để không gây tác dụng không tốt ảnh hưởng tới cuộc sồng của con. Hãy tham khảo ngay bài viết sau để nuôi con yêu tốt nhất cha mẹ nhé.


Những chú ý mà cha mẹ nên lưu tâm

Ở những lứa tuổi trẻ cần có các loại thuốc điều trị khác nhau:
+ Dưới 2 tuổi: Với những trẻ này các mẹ nên cho trẻ uống thuốc ở dạng lỏng như thuốc uống nhỏ giọt dung dịch, siro, nhũ dịch…
+ Trẻ sơ sinh:  cha mẹ nên sử dụng thuốc đút qua đường hậu môn cho con, vì thuốc sẽ làm hại hệ tiêu hóa còn non yếu của con.

Khi cho con uống thuốc cha mẹ nên chú ý đển cân nặng và độ tuổi của con để điều trị phù hợp. Trước khi sử dụng cho con nên đọc kỹ thành phần của thuốc để xem có bị dị ứng với các thành phần đó không.

Có một số trường hợp con bị sốt, cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi cho con uống thuốc hạ sốt. Nếu trong trường hợp trẻ chưa hạ nhiệt độ, cha mẹ hãy để cách thời gian con vừa uống thuốc từ 4 đến 6 tiếng để sử dụng lại. Lưu ý cha mẹ không nên lạm dụng quá nhiều tốt hạ sốt trong 1 ngày cho con (tối thiểu 4 lần) vì khi sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và đặc biệt là gan của trẻ. Bên cạnh đó khi con sốt, cha mẹ hãy sử dụng phương pháp chườm và lau người (bạn nên tham khảo ở bài viết trước).

Khi bị ốm trẻ cần được uống thuốc, tuy nhiên cha mẹ nên kiểm tra thành phần thuốc và cho con uống đúng liều lượng để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu bạn nhé. Chúc gia đình bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc.


Khi con trẻ bị con giật do sốt cao cha mẹ cần làm gì?

Co giật là hiện tượng khi trẻ sốt quá cao và xảy ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên hiện tượng này ảnh hưởng rất nhiều đến não bộ và cơ thể non nớt của trẻ nhỏ. Đặc biệt nếu không được chữa trị  đúng cách thì bệnh sẽ còn tái phát với chiều hướng xấu hơn. Hãy đừng lo lắng và tham khảo ngay bài viết dưới đây bạn nhé.



Hậu quả của co giật do sốt cao

Hiện tượng này thường xảy ra ở những trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi. Khi sốt cao não bộ của trẻ bị ảnh hưởng, thiếu oxy dẫn đến trẻ chậm phát triển, kém thông minh. Đặc biệt khi sốt cao trẻ sẽ nôn mửa mà không may hít phải sẽ dẫn đến một số bệnh như trào ngược dạ dày. Điểu này thực sự nguy hiểm đó các mẹ nhé.


Khám phá cách xử lý khi con bị co giật

Cách tốt nhất lúc này là cha mẹ cần bình tĩnh. Tiếp đó hãy đưa con ra chỗ thoáng mát, tránh chỗ đông người để con có nhiều canxi. Đặc biệt nên loại bỏ những vật sắc nhọn ở gần con tránh trường hợp khi con lên cơn co giật. Sau đó cha mẹ nên cởi bỏ quần áo hoặc cho con mặc những bộ quần áo thật rộng rãi, rồi lấy khăn khô để lau người cho con, đặc biệt chú ý đến vùng trán, bẹn và nách.

Cha mẹ nên liên tục lau người cho con, vì cách này khiến con hạ sốt nhanh hơn. Nếu con vẫn sốt trên 39 độ cha mẹ nên đút thuốc hạ sốt qua đường hậu môn cho con, tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Khi con đã không còn triệu chứng co giật, cha mẹ nên cho con nằm nghiêng và để mặt hơi ngửa để tránh tình trạng trào ngược dạ dày. Cuối cùng cha mẹ nên đưa con đến bác sỹ để kiểm tra, hiểu rõ bệnh tình và chữa trị đúng cách.


Trên đây là một số mẹo nhỏ cha mẹ nên chú ý kho còn sốt cao. Hãy luôn quan tâm và giúp trẻ loại bỏ những hiện tượng không tốt cho sức khỏe của trẻ bạn nhé. Chúc bé thành công và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.

Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị khi con trẻ bị giun

Trẻ rất dễ bị nhiễm giun khi ăn phải những thức ăn chưa được nấu chín hoặc những loại trái cây chưa được rửa sạch. Các loại giun mà trẻ có thể mắc như giun móc, giun tóc, giun đũa, đặc biệt với những trẻ có độ tuổi từ 2 – 5 tuổi rất dễ mắc giun kim. Dấu hiệu thế nào để biết con mình đang bị nhiễm bệnh và cách chữa trị cho con trẻ khi bị giun quấy nhiễu. Hãy tìm hiểu ngay qua bài viết này bạn nhé.


Dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu điển hình khi trẻ bị giun đó chính là đau bụng, thường xuyên bị đầy bụng, táo bón, buồn nôn, không muốn ăn, đau quanh rốn, đau bụng dưới. Các mẹ chú ý phân biệt vì khi con bị đau bụng lại lầm tưởng là đau dạ dày. Cha mẹ nên để ý con trẻ, nếu con có những dấu hiệu trên nghĩa là chắc chắn con bạn đã bị giun. Hãy nhanh chóng chữa trị cho con, vì nếu để lâu sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe của con đấy nhé.

Ngoài ra một số trường hợp do những con giun sán chui nhầm chỗ vào các bộ phận khác dẫn đến nhiều cha mẹ đoán nhầm bệnh cho con rồi mua thuốc cho con uống. Đây là việc làm hết sức nguy hiểm và cha mẹ nên tránh. Cha mẹ nên quan tâm và chú ý khi bụng con có dấu hiệu bụng to căng cứng bất thường và ngứa hậu môn khi vào ban đêm.

Cách chữa trị và phòng tránh


Khi biết con trẻ bị giun, sán cha mẹ nên cho con tẩy giun. Thời gian tẩy giun tốt nhất là 6 tháng/lần. Những trẻ có độ tuổi còn nhỏ (từ 2 tuổi đổ lên) cha mẹ nên hỏi ý kiến các y bác sỹ, để chọn lựa loại thuốc tốt nhất cho con của mình. Bên cạnh đó, việc dạy dỗ nhắc nhở nên vệ sinh tay chân trước bữa ăn là điều rất quan trọng. Không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn tránh khỏi sự lây lan của các ký sinh trùng. Trong trường hợp trẻ uống thuốc tẩy giun mà vẫn không đỡ, cha mẹ nên kịp thời cho con đi khám bác sỹ để kịp thời cứu chữa. Trên đây là những dấu hiệu và cách điều trị, phòng ngừa căn bệnh giun, sán. Hãy tham khảo để nuôi con thật tốt nhé các cha mẹ. Chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc và vui vẻ.

Chăm sóc đúng cách khi con bị chân tay miệng


Có nhiều cha mẹ gặp khó khăn khi không biết được con mình có bị bệnh chân tay miệng hay không. Tuy nhiên trong lúc này, cha mẹ không nên cuống và lo sợ, có như vậy con mới được điều trị tốt nhất. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để phát hiện những dấu hiệu và chữa trị bệnh kịp thời cho con.


Dấu hiệu nhận biết ở miệng

Lúc này cha mẹ nên kiểm tra miệng của con, với những trẻ bị lở loét miệng với diện rộng, nhiều và có bọng nước thì chính xác là con bạn đang bị chân tay miệng đấy nhé.


 Dấu hiệu nhận biết ở chân và tay

Cũng giống với triệu chứng ở miệng, những nốt phát ban này sẽ có bọng nước và xuất hiện chi chít ở lòng bàn chân và tay. Ngoài ra, khi bị mắc bệnh trẻ thường có dấu hiện bị sốt nhẹ, đau họng và mệt mỏi, chán ăn, la khóc…


Cách chăm sóc trẻ khi bị chân tay miệng

Sau khi đã kiểm tra và phát hiện con mình bị mắc bệnh. Cha mẹ nên kịp thời cho con đến các cơ sở y tế gần nhất. Nếu được bác sỹ chuẩn đoán là con mắc bệnh chân tay miệng ở cấp độ 1 thì các cha mẹ không phải quá lo lắng, cho con về nhà và chăm sóc. Các mẹ nên lưu ý giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho con bằng cách rửa tay bằng xà phòng và thay quần áo ngay khi bị bẩn.

Tiếp đó cha mẹ nên cho con nghỉ học để tránh lây bệnh sang những bạn khác. Đồng thời hạn chế tiếp xúc với hàng xóm xung quanh để không lây bệnh sang cộng đồng. Khi con ở nhà chắc sẽ buồn nên các mẹ có thể nghĩ ra nhiều trò chơi lành mạnh để trẻ không cảm giác buồn, chán, không vui.

Bên cạnh đó các mẹ không nên kiêng quá kỹ cho con như không tắm hoặc tiếp xúc với gió hoặc mặc quần áo quá kín khiến con toát mồ hôi…việc làm này của bạn chỉ khiến căn bệnh của con ngày càng khó khỏi hơn mà thôi. Đặc biệt cha mẹ nghiêm cấm không được nặn những mụn nước đó của con, vì như vậy bệnh tật sẽ dễ lây lan hơn đó nha.

Các đồ dùng như bát đĩa, bình sữa của con cha mẹ cũng nên vệ sinh cẩn thận, luộc chín đồ dùng. Bên cạnh đó khi đã tiếp xúc với con, cha mẹ cũng nên rửa tay sạch sẽ để phòng ngừa các vi rút được phát tán, lây lan thành dịch bệnh khác.

Ngoài ra các mẹ nên tẩy trùng sạch sẽ đồ chơi cho con bằng Cloramin B 2% để sát khuẩn và đảm bảo an toàn trước khi cho con chơi.

Hãy tham khảo những cách trên đây để chăm sóc và nuôi dưỡng cho con đúng cách. Bảo vệ con khỏi căn bệnh nguy hiểm ngay hôm nay cha mẹ nhé, để tránh căn bệnh phát triển phức tạp hơn. Chúc gia đình bạn vui khỏe và hạnh phúc.  
 
Copyright © 2016 Kenhcuabe
Powered byBlogger