BREAKING NEWS

Bài mới

Facebook

About us

From our Blog

Showing posts with label nuoi-day-be. Show all posts
Showing posts with label nuoi-day-be. Show all posts

Saturday, July 9, 2016

Hướng dẫn cha mẹ phương pháp để loại bỏ những thói quen xấu cho con


Một số thói quen xấu của trẻ là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp hay tiêu hóa của trẻ nên các mẹ rất lo lắng, vậy làm thế nào giúp trẻ bỏ thói quen xấu hiệu quả nhất, mời các mẹ cùng tham khảo những biện pháp dưới đây của để có thêm thông tin nuôi dạy trẻ nhé.

Thói quen xấu cắn móng tay


Không chỉ là một thói quen xấu, cắn móng tay còn là hành động dễ khiến bé bị bệnh. Vi khuẩn rất dễ bám vào móng tay bé thông qua những hoạt động thường ngày. Nếu bé cắn móng tay, vi khuẩn sẽ theo đó vào cơ thể.
Cho bé tham gia nhiều hoạt động khác nhau như tô màu, lắp ráp hay nặn đất sét… để tay bé không “rảnh rỗi”, và bé sẽ không nghĩ đến chuyện cắn móng tay nữa. Ngoài ra, mẹ nên hường xuyên cắt móng tay cho bé và dạy bé thói quen rửa tay bằng xà phòng.

Thói quen xấu ngoáy mũi


Là một trong những thói quen thường gặp ở trẻ em, khi ngoáy mũi bé có thể đưa các loại vi trùng gây bệnh vào màng mũi của mình. Theo thống kê, những bé có thói quen ngoáy mũi thường có nguy cơ bị nghẹn hoặc “hóc” dị vật ở đường thở cao hơn những bé khác.
Khi thấy con bạn cho tay vào mũi, mẹ có thể đưa cho bé một chiếc khăn, dạy cho bé cách chùi sạch mũi bằng khăn. Mẹ cũng nên thường xuyên vệ sinh mũi của bé bằng nước muối sinh lý.
Trẻ em vốn hiếu động nên thường tò mò và thích khám phá thế giới. Các bé từ 6 tháng đến 3 tuổi luôn muốn… “sờ” và “nếm thử” bất cứ món gì vô tình hay cố ý “vớ” được. Vì thế, rất nhiều trường hợp các bé hít, nuốt phải dị vật và nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức…

Thói quen xấu sờ chỗ nhạy cảm

Thay vì chọc ghẹo hay bêu xấu thói quen này của bé, mẹ nên nhẹ nhàng khuyên nhủ bé, đặc biệt tuyệt đối không nên dùng bạo lực để ép trẻ. Ngoài ra, mẹ nên lưu ý nếu thấy trẻ có biểu hiện bứt rứt, khó chịu khi sờ vào “vùng kín”. Mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ trong những trường hợp này, rất có khả năng bé đang bị nhiễm trùng đường tiểu.

Thói quen xấu không bịt miệng khi ho hoặc hắt hơi

Trong trường hợp bé bị bệnh, thói quen này của bé rất có thể lây bệnh cho mọi người xung quanh. Mẹ nên dạy bé dùng khăn giấy hoặc khủy tay che mũi, miệng khi hắt hơi hoặc ho. Không nên dùng bàn tay, vì đây là nơi tập trung nhiều vi khuẩn nhất.

Hy vọng với làm thế nào để bé từ bỏ những thói quen xấu có hại cho sức khỏe trên đây các bạn sẽ tìm được biện pháp thích hợp giúp trẻ từ bỏ các thói quen xấu của mình một cách hiệu quả nhất hạn chế những nguy cơ về bệnh tật của trẻ. 

Tiết lộ bí quyết giúp bé yêu không bị giật mình trong lúc ngủ


Giấc ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất quan trọng đây là khoảng thời gian trẻ nạp thêm năng lượng để hoạt động trong ngày. Tuy nhiên giấc ngủ không dễ dàng đến với trẻ nhất là những trẻ sơ sinh hay quấy khóc giật mình vào ban đêm. Vậy làm sao giúp trẻ có giấc ngủ sâu ngon giấc vào ban đêm mà không bị giật mình? Hãy cùng tham khảo những bí quyết đơn giản dưới đây nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ giúp trẻ ngon giấc nhất nhé!

Thiết kế không gian phòng ngủ hợp lý với con


Không gian yên tĩnh với ánh sáng dịu nhẹ và âm thanh du dương là điều kiện lý tưởng giúp bé ngủ ngon. Không gian yên tĩnh sẽ giúp bé giảm căng thẳng và dễ ngủ hơn. Thậm chí, bé có thể tự động đi vào giấc ngủ mà không cần đến bất kỳ tác động nào của bạn.
Bạn có thể giúp con làm vệ sinh cá nhân, massage, cho bé uống sữa hoặc đọc truyện cho con nghe trước khi cho bé đi ngủ. Việc lặp đi lặp lại những thói quen này sẽ hình thành cho bé những phản xạ có điều kiện. Sau này, bạn chỉ cần cho bé vào giường là bé có thể ngủ ngay theo thói quen. Đối với những bé nhỏ, bạn nên cho con nằm ngửa và tránh để quá nhiều vật dụng trên giường con để phòng tránh tình trạng đột tử cho trẻ sơ sinh(SIDS).

Thay đổi chiến thuật cứng rắn với con


Đôi lúc bé thường quấy khóc không chịu đi ngủ và nhiều mẹ áp dụng chiêu “giả lơ” để bé khóc và ngủ thiếp đi khi mệt lả. Cách này đòi hỏi bạn phải có một “tinh thần thép” và không được mềm lòng nên rất ít người áp dụng thành công. Nếu vậy, bạn có thể thử “thay đổi chiến thuật” của mình xem sao. Nhẹ nhàng dỗ bé nín khóc và đưa bé vào một không gian yên tĩnh. Bạn cũng có thể cho bé nghe nhạc nhẹ và vỗ nhẹ để bé dễ ngủ hơn.

Chuẩn bị chu đáo khi cho con nằm chung với cha mẹ

Ở Việt Nam, hầu hết các gia đình cho con nằm chung giường với mình khi các bé còn nhỏ để tiện chăm sóc con hơn. Một số chuyên gia cũng cho rằng, việc cho bé ngủ cùng giường với ba mẹ sẽ làm tăng khả năng kết nối tình cảm và mang lại cảm giác an toàn giúp bé ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, nếu quyết định cho con ngủ chung, bạn cần phải lưu ý một vài điều sau:
- Nên chọn giường to để tránh trường hợp bạn nằm đè lên con khi ngủ. Đặc biệt lưu ý chác chắn rằng đầu và chân giường không có khe hở khiến bé dễ mắc kẹt.
- Nên để ít mền, gối trên giường và nếu có thì nên chọn những loại mềm, mỏng tránh cho bé bị nóng hoặc bị ngợp thở.
- Nên để cho bé nằm ngửa khi ngủ.
- Không nên để phần đầu bé bị che phủ trong khi ngủ.
- Không nên hút thuốc hoặc uống rượu khi nằm chung với bé.

Bí quyết giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc vào ban đêm không bị giật mình trên đây hy vọng sẽ giúp cho các bé có những giấc ngủ sâu tốt cho sức khỏe bên cạnh đó cũng giúp mẹ có thời gian chăm sóc cho bản thân hơn. Nếu trẻ bị mất ngủ kéo dài bạn cần tìm rõ nguyên nhân để kịp thời khắc phục hiệu quả. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ hạnh phúc. 

Giai đoạn trẻ tập cầm nắm


Kỹ năng cầm nắm giữ vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển trí não ở giai đoạn đầu đời. Đây chính là giai đoạn vàng phát triển của trẻ. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về giai đoạn trẻ tập cầm nắm nhé.

Trẻ bao nhiêu tuổi bé bắt đầu cầm nắm?

Khi bạn đưa tay cho trẻ mà trẻ có động tác nắm lấy tay bạn chính là những phản xạ đầu đời của trẻ và không phải là hành động nắm có chủ đích. Trẻ chi biết cách nắm có chủ đích khi được 3-4 tháng tuổi.

Kỹ năng cầm nắm có lợi gì cho não bộ?

Giúp não bộ phát triển và phân chia vai trò chỉ huy

Khi trẻ được 3 tháng tuổi thì đã biết chú ý đến mọi thứ xung quanh. Lúc này não trẻ sẽ đóng vai trò chỉ đạo các hoạt động tay chân giúp trer bắt chước các hành động nắm của người lớn. Chính những động tác nắm này sẽ kích thích ngược lại não bộ phát triển và phối hợp điều khiển linh hoạt hay tay.

Cầm nắm giúp cảm nhận thế giới xung quanh

Động tác cầm nắm giúp trẻ cảm nhận mọi vật xung quanh qua xúc giác của trẻ. Thông qua quá trình cảm nhận thì trẻ sẽ nhận thức được tính chất của đồ vật như mềm, nóng, cứng, lạnh,…

Cầm nắm giúp hình thành các cảm xúc tích cực

Theo thời gian và môi trường, bản năng ban đầu của trẻ sẽ được chi phối bởi cảm xúc chính vì thế để trẻ có nền tảng phát triển tốt hơn thì mẹ cần hướng trẻ tới các cảm xúc tích cực bằng cách giúp trẻ cầm nắm tạo cảm giác vui đùa, hào hứng ngay từ khi còn nhỏ.

Mẹ nên lưu ý gì khi chăm con giúp trẻ tập cầm nắm

Không nên mang bao tay cho trẻ quá lâu

Thường thì nhiều người sợ trẻ tự lấy tay cào vào mặt nên hay mang bao tay cho bé ngay cả khi đã lớn. Điều này khiến cản trở quá trình học cầm nắm của trẻ và khiến trẻ không nhận biết tốt được.

Mẹ cùng tập cầm nắm với trẻ

Mẹ có thể chọn một món đồ chơi sạch và vừa tay trẻ rồi đặt vào tay bé. Mới đầu trẻ sẽ buông tay ra nhưng sau dần trẻ sẽ quan tâm tới nó và cầm lấy, giữ laij. Dần mẹ có thể thay phiên đổi các món đồ khác để hình thành phản xạ cầm nắm một cách chủ động cho trẻ.

Cách chọn đồ chơi cầm nắm

Đồ chơi cầm nắm cho trẻ phải khác nhau về kích thước cũng như màu sắc hoặc tính chất để giúp trẻ cảm nhận được đa dạng hơn. Các đồ chơi có tiếng động cũng giúp kích thích trẻ hơn. Đồ chơi phải đảm bảo không quá nhỏ và không có góc cạnh để tạo độ an toàn cho trẻ. Mẹ nên thường xuyên vệ sinh đồ chơi cho trẻ trước khi cầm nắm.


Cách giúp trẻ cai tật mút tay


Trẻ nhỏ thường có thói quen mút tay mà nhiều khi mẹ không biết làm cách nào để bỏ thói quen này đi bởi nó có thể gây ra các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn lưu trú trên ngón tay gây ra.

Tại sao trẻ hay mút tay?


Trẻ có tật mút tay từ trong bụng mẹ để kích thích sản xuất chất giảm đau nội sinh endorphin từ đó giúp cơ thể trẻ thư giãn. Trẻ mút tay chỉ là đang làm theo bản năng từ khi trong bụng mẹ và thường là để trấn an bản thân cũng như khi trẻ mệt mỏi hoặc để thư giãn. 

Mút tay ở trẻ có tác dụng xoa dịu tinh thần trẻ nhưng khi mút thường xuyên, lực đẩy của lưỡi và độ tì của ngón cái ảnh hưởng lớn tới việc mọc răng cũng như gây mất vệ sinh, nhiễm trùng nếu ngón tay bẩn hoặc cắn nhai ngón tay trong lúc mút cũng rất nguy hiểm. Trẻ có tật mút tay cũng gây ảnh hưởng tâm lý khi trẻ lớn lên thường bị bạn bè chọc ghẹo.

Trong 6 tháng đầu, phản xạ mút tay của trẻ sẽ giảm dần cho tới 3-5 tuổi hoặc bố mẹ phải giúp con cai tật mút tay này.

Mút tay ở trẻ, khi nào mẹ nên can thiệp?


Cho tới khi trẻ được 3-5 tuổi mà vẫn còn thói quen mút tay nhiều thì mẹ cần phải can thiệp để nhắc nhở con từ bỏ thói quen này. Nếu trẻ khó bỏ thì mẹ có thể áp dụng các cách sau để giúp con từ bỏ thói quen mút tay.

Mẹ nên hướng con chú ý tới việc khác khỏi việc mút tay hoặc yêu cầu con làm việc gì đó bằng hai tay khi thấy con bắt đầu có dấu hiệu đưa tay lên miệng mút tay. Đồng thời mẹ có thể cùng con chơi trò chơi, nắm lấy tay còn chơi đùa, vỗ tay,…

Mẹ tuyệt đối không nên bôi các chất cay hoặc thực phẩm màu vào tay trẻ bởi trong các thành phần ở các chất này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Càng không nên cho trẻ ngậm ti giả bởi nó có thể chuyển sang gây nghiện và gây ảnh hưởng tới vệ sinh răng miệng của trẻ.

Nếu trẻ lớn thì có thể nhắc nhở và dặn dò con thường xuyên. Dần dần, mẹ nên tìm hiểu và gần gũi con để hiểu được tâm tư của con, giúp trẻ thấy thoải mái hơn mà từ bỏ thói quen bản năng mút tay. Mẹ và gia đình cần kiên nhẫn để quan tâm đến trẻ nhiều hơn để trẻ có thể từ bỏ thói quen này hoặc nhờ đến chuyên viên tâm lý hỗ trợ.


Friday, July 8, 2016

Trẻ tập bú bình – Hướng dẫn cách sử dụng an toàn


Sau 7 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu làm quen với cách uống sữa mới đó là bú bình. Làm sao để con yêu bú bình đúng cách và hiệu quả? Và cách pha sữa thế nào là hợp lý cho con? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách cho trẻ tập bú bình đúng cách và hiệu quả.

Hướng dẫn cách chọn núm vú phù hợp với con


Chọn núm vú cần dựa vào số tuổi của trẻ nhỏ. Trên thị trường đang bày bán rất nhiều chủng loại với số tuổi khác nhau nên các mẹ có thể thoải mái lựa chọn. Ngoải ra, các mẹ nên thay núm vú cho con sau khoảng 2 – 3 tháng/lần.
Có hai loại núm vú là cao su và silicon. Núm vú cao su sẽ mềm mại hơn và giống với vú của người mẹ, tuy nhiên nó lại có mùi và dễ bị biến dạng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Vì thế các mẹ nên cho con sử dụng núm silicon nhé.

Hướng dẫn cách lựa chọn bình sữa


Trên thị trường có 2 loại bình là bình nhựa và thủy tinh. Những trẻ dưới 1 tuổi các mẹ nên cho con sử dụng bình nhựa. Cha mẹ nên lưu ý tới dòng chữ “BPA free” trước khi mua cho con. Sức ăn của bé là khác nhau vì thế cha mẹ cần lựa chọn những loại bình sữa có dung tích lớn, nhỏ phù hợp.  Với những bình sữa đã cũ và có dấu hiệu nứt thì cha mẹ nên mua bình mới để đảm bảo vệ sinh cho con.

Hướng dẫn cách hâm sữa nóng

Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên bạn nên pha lượng sữa phù hợp và cho trẻ bú hết ngay sau đó. Tuy nhiên, nếu con trẻ chưa uống hết cha mẹ có thể cất vào tủ lạnh để bảo quản. Nếu muốn cho con sử dụng bạn hãy hâm nóng sữa cho con bằng cách đổ ít nước nóng vào một chiếc chậu rồi đặt bình sữa vào. Cha mẹ tuyệt đối không được hâm nóng sữa bằng lò vi sóng vì nó làm mất vitamin và các chất dinh dưỡng có trong sữa, đồng thời có thể nguy hại cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Bạn nên thử xem độ nóng có thích hợp không rồi mới cho con sử dụng nhé.

Hướng dẫn cách vệ sinh bình sữa


Trước khi cho con sử dụng cha mẹ nên đun sôi núm vú và bình sữa 5 phút rồi mới cho con sử dụng. Cách làm này giúp diệt khuẩn, đảm bảo vệ sinh cho con nhỏ. Hoặc các mẹ cũng có thể khử trùng bình sữa bằng cách cho vào nồi hấp đê đảm bảo an toàn cho con.

Những sai lầm mà cha mẹ nên tránh

Pha sữa  cho con cũng đòi hỏi phải cẩn thận và đúng cách. Cha mẹ hãy tham khảo các cách dưới đây để biết cách chăm sóc con tốt nhất nhé.

- Không nên quá sữa cho con với nước quá nóng hoặc quá lạnh. Vì như vậy sẽ khiến sữa không được hòa tan hết gây vón cục và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Đồng thời, pha sữa như vậy sẽ làm giảm đi các chất dinh dưỡng trong sữa.
- Ngoài ra, khi pha sữa cho con bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng liều lượng trên bao bì sản phẩm. Tuyệt đối không pha sữa quá đặc cho con.
- Không nên pha sữa để sẵn rồi cho con ăn dần. Việc làm này sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào sữa ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của con.


Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp ích được cho các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái. Hãy tham khảo và áp dụng đối với bé yêu nhà mình nhé. Chúc bé yêu nhà bạn luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.  

Trẻ sơ sinh liệu có biết hơn hay dỗi không?

Bé sơ sinh sẽ có những lúc khóc và những lúc cười nhưng mình giám khảng đình là các mẹ chỉ biết là lúc đó trẻ cười hay khóc thui, những không chỉ dừng lại ở đó mà trẻ cũng đã biết vui và hơn dỗi rùi đó.

Trẻ sơ sinh liệu có biết hơn hay dỗi không?


Trẻ sơ sinh chưa hết biết nói nhưng không phải trẻ không biết giận dỗi, trẻ thường xuyên khóc để muốn nói cho bố mẹ biết là minh đang buồn hay chán, hay là lúc đó trẻ muốn bố mẹ quân tâm mình hơn. Ngoài ra tiếng khóc của trẻ còn nói lên rất nhiều ý nghĩa được ẩn dấu như trẻ muốn ăn, đái dầm muốn thay bỉm, bị đau….

Theo các chuyên gia thì trẻ sẽ biết hơn dỗi ngày khi được 2 tháng tuổi những nó phát triển hơn khi trẻ được 1 tuổi đến 1 tuổi rưỡi, lúc đó chúng ta sẽ nhận thấy rõ những biểu hiện sắc thai của trẻ lúc hờn dỗi. Khi trẻ đạt mốc 2 tuổi lúc này bé biết nói thì trẻ giận dỗi còn làm mẹ cảm thấy mệt.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tâm lý học phát triển của các chuyên gia đến từ Đại học Wisconsin cho thấy, có một mối liên quan trực tiếp giữa các cơn giận của trẻ sơ sinh và “sự nhạy 
cảm” của người mẹ. Theo đó, những bé có mẹ nhạy cảm, có thể đáp ứng nhanh những nhu cầu của bé thường sẽ ít giận và căng thẳng hơn khi lớn lên. Các chuyên gia cũng cho rằng, thực tế cơn giận của các bé chỉ nhằm mục đích gây chú ý và khiến mẹ quan tâm hơn đến các nhu cầu của mình.

Sự giận dỗi của trẻ sẽ khác nhau và không hề giống nhau cũng một phần là do tính cách mỗi trẻ sẽ khác nhau.

Vậy làm sao khi trẻ tức giận bố mẹ

Để giải quyết được vấn đề này thì phải dó bộ mẹ có gần trẻ nhiều hay không, nếu bộ mẹ thường xuyên giành thời gian với trẻ thì sẽ hiểu được trong lúc đó con cần gì và đáp ứng ngay lật tức thì bé sẽ hết giận ngay thui.


Nhưng với những yêu cầu không hợp lý của trẻ thì các mẹ phải làm sao để giải thích cho trẻ hiểu là yêu cấu đo không được và sẽ ảnh hưởng đến con chẳng hạn.

Trẻ so sinh cứ chăm chú nhìn 2 bàn tay của mình là sao?


Tạo sao bạn cú thấy trẻ hay tập chung nhìn đôi bàn tay của mình khi trẻ được 2 tháng tuổi. Chắc hản nhiều bố mẹ cũng thắc mắc vấn để này phải không nhỉ, hôm nay chung ta thử đi tìm hiểu vân đề này nhé.

Trẻ so sinh cứ chăm chú nhìn 2 bàn tay của mình là sao?


Theo như nghiên cứu cho thấy rằng trẻ được 2 tháng tuổi rất thích ngắm thế giới xung quan của mình, thích được nhìn những đồ vật xung quanh như đồ chơi, màn, cốc… và trẻ cũng nhận thấy một điểm đặc biệt của mình là đôi tay mình chuyển động mà trẻ rất thích nhìn những vật chuyển động, cho vậy trẻ thích ngắm đôi tay của mình. Điều này bạn không phải nó mà trẻ đáng có một sự phát triển vô cùng tốt.
Không chỉ thích nhìn đôi tay mà khi thị lực của trẻ 2 – 3 tháng tuổi tốt hơn trẻ lại chăm chú nhìn vào khuân mặt của bố hay mẹ, bạn sẽ cảm thấy rất hứng thú, và cũng sẽ chăm chắm nhìn trẻ mà thui, đáng yếu lắm ý.
Và khi đến 4 tháng tuổi lúc này bé đã làm chủ được thị lực của mình, bé sẽ rất thích thủ nhìn những đồ vật xung quan nhất là các mẹ hay treo những đồ có tiếng động trên cái lôi của mình

Do vậy trẻ không chỉ thích nhìn đôi bàn thay của mình mà còn thích nhìn rất nhiều thứ khác trong khi phát triển, trẻ sẽ thích nhìn những thứ khác nhau trong quá trình phát triển, đó là sử phát triển vô cùng bình thường ở trẻ.

Thursday, July 7, 2016

Những cách dậy con hiệu quả các bà mẹ lên xem

Dậy dỗ trẻ là một điều khó khăn không phải bỗng dưng có những đứa trẻ thì rất biết nghe lời bố mẹ nhưng lại có những đưa lại rất hư đó cũng là do sự dậy dỗ có tốt hay đúng cách không của bố mẹ từ lúc con nhỏ.

Dậy con biết cách đọc biết viết

Friday, July 1, 2016

Hướng dẫn cha mẹ cách dỗ con nín khóc đúng cách và hiệu quả


Khi con trẻ khóc sẽ khiến cha mẹ hết sức lo lắng và không biết phải làm thế nào. Có rất nhiều nguyên nhân khiến con khóc như đói, mệt mỏi, khó chịu trong người…hoặc không gian vốn yên tĩnh của trẻ bị phá bĩnh thay vào đó là những âm thanh ồn ào khiến trẻ lo sợ và khóc. Khi trẻ khóc quá lâu sẽ dẫn tới một số hiện tượng như toàn thân người tím tái, nôn chớ…Vì thế cha mẹ cần phải dỗ bé nín khóc. Tuy nhiên dỗ bé làm sao cho đúng cách để con nhanh nín lại không phải chuyện đơn giản. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cách dỗ con đúng cách và hiệu quả bạn nhé.

Tìm ra nguyên nhân khiến con trẻ khóc


Trẻ khóc do rất nhiều nguyên nhân, vì lẽ đó cha mẹ nên tìm ra nguyên nhân để chấm dứt hiện tượng khóc của trẻ. Cha mẹ hãy làm các công việc kiểm tra như:
- Kiểm tra quần, áo của trẻ: do quần áo gây ngứa hoặc vải cứng khiến da của con bị trầy xước, con tè dầm ra quần hoặc đóng bỉm quá chặt…Cha mẹ nên kiểm tra và điều chỉnh lại hợp lý cho con.
- Tiếp đến cha mẹ nên kiểm tra làn da, lỗ tai, tay, chân, miệng của trẻ để xem có dấu hiệu bất thường nào không. Nếu có hãy đưa con đến các bệnh viện để được bác sỹ chữa trị.
- Đối với trường hợp trẻ sơ sinh chưa hoặc mới rụng rốn thì cha mẹ nên chú ý, có thể nguyên nhân khiến trẻ khóc quấy có thể là do trong lúc tắm, cha mẹ vô tình để nước dính vào dốn của con khiến con bị đau, viêm nhiễm.

Hướng dẫn cha mẹ cách dỗ con nín khóc

- Bế bé và dỗ dành. Khi con khóc rất cần được cha mẹ vỗ về, yêu thương. Vì thế, khi con khóc cha mẹ nên bế con lên và nói những lời dỗ dành yêu thương. Cách này sẽ rất hiệu quả đó nha. Các mẹ nên tham khảo.
- Khi bế con dỗ dành mà bé vẫn khóc, thì cha mẹ có thể cho bé ăn. Đói cũng là một trong những nguyên nhân khiến con quấy khóc.
- Nếu bé khóc nhiều quá, cha mẹ có thể gây chú ý với con bằng những dụng cụ như xúc xắc, còi…để con quên đi việc mình đang khóc và nín nhanh hơn.
- Nếu nguyên nhân khiến con quấy khóc là do âm thanh ổn ào thì cha mẹ hãy kết thúc tiếng ồn đó bằng cách đưa con đi dạo. Không khí trong lành, mát mẻ và yên tĩnh sẽ khiến con ngưng quấy khóc đấy nhé.
- Một phương pháp khá hay mà cha mẹ không nên bỏ qua đó là cho con soi gương. Khi bạn cho con soi gương trẻ sẽ cảm thấy lạ lẫm, muốn phá và sẽ nín khóc ngay.
- Bên cạnh đó, cha mẹ có thể hát cho con nghe. Âm thanh du dương được thể hiện bởi tiếng hát của cha mẹ khiến trẻ cảm thấy thích thú và ngưng khóc đó.
- Những cái ôm thật chặt hoặc xoa đầu trìu mến sẽ khiến trẻ cảm giác được che chở, yêu thương cũng sẽ khiến con ngưng khóc.
- Hoặc cha mẹ có thể làm trò hề khiến con bật cười thích thú, không còn gương mặt mếu máo xuất hiện trên gương mặt con nữa đâu bạn nhé.
- Ngoài ra, một nguyên nhân nữa khiến con quấy khóc là do khó chịu, mệt mỏi do không được vận động. Lúc này cha mẹ có thể bóp vai, bóp tay chân để trẻ cảm thấy thư giãn, thoải mái và ngưng khóc đó nhé.

Trên đây là một số phương pháp giúp cha mẹ dỗ con nín khóc cực hay. Trẻ quấy khóc khiến cha mẹ rất lo lắng và bất an, vì vậy hãy chăm sóc con trẻ thật tốt bạn nhé. Chúc gia đình bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc.    

Hướng dẫn cha mẹ cách xử lý khi trẻ bị ngạt thở do bị hóc thức ăn


Hiện tượng trẻ nhỏ bị hóc thức ăn hoặc các dị vật khác vô cùng nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Sau đây bài viết sẽ hướng dẫn cha mẹ cách xử lý khi trẻ bị ngạt thở do bị hóc thức ăn. Hãy tham khảo để biết cách sơ cứu cho con nhé.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hóc


- Khi bị hóc trẻ thường bị ho dữ dội, da tái xanh, chân tay tím tái, không thể khóc được.
- Một số trường hợp nặng hơn, trẻ bị trào ngược sữa hoặc những thức ăn dạng lỏng vừa được nạp vào cơ thể ra đường mũi hoặc miệng.
Những điều cha mẹ nên tránh khi con bị hóc
- Khi con bị hóc thức ăn cha mẹ nên tuyệt đối phải giữ bình tĩnh. Không được nóng vội vì như vậy sẽ khiến cho bệnh tình của con càng nghiêm trọng hơn.
- Tuyệt đối không được cho tay móc họng để lấy dị vật ra cho con nhỏ. Vì hành động này vô tình đẩy dị vật đi xa hơn và có thể gây trầy xước, rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Hướng dẫn cha mẹ cách xử lý khi trẻ bị hóc

Khi trẻ bị hóc cha mẹ nên tiến hành kiểm tra các phản xạ của con. Nếu trẻ không có dấu hiệu ho, khóc thì cha mẹ nên dùng 2 ngón tay của mình đặt trước mũi hoặc miệng của bé để kiểm tra. Khi thấy đường thở của con có vấn đề, cha mẹ nên tiến hành sơ cứu ngay cho con.
Lúc này cha mẹ nên đặt con nằm sấp trên tay của mình, sao cho lòng bàn tay bạn đỡ lấy phần cổ của con. Tiếp đó bạn tiến hành đưa phần đầu của con dốc xuống thấp hơn và dùng tay vuốt phần sống lưng cho con. Bạn thực hiện việc này 5 lần liên tục.
 Trong trường hợp trẻ không chưa nôn được dị vật đó ra, bạn nên tiến hành cách 2. Bạn cho con nằm ngửa trên cẳng tay của bạn, sao cho lòng bàn tay đỡ vào phần gáy của con rồi dùng tay ấn vào ngực của trẻ. Bạn nên ấn nhẹ nhàng rồi thả ra, làm liên tục 5 lần.
Cách phòng tránh tốt nhất là cha mẹ nên loại bỏ những vật dụng nhỏ, gây nguy hiểm cho con trẻ.  Cha mẹ nên để ý đến con trong lúc con chơi đồ chơi. Và thường xuyên kiểm tra miệng của con để phòng tránh trường hợp con cho đồ chơi vào miệng.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp ích được rất nhiều cho các bậc cha mẹ cách xử lý kịp thời khi con bị ngạt thở. Hãy tham khảo và sơ cứu đúng cách cho con mình bạn nhé. Chúc gia đình bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc.



Bạn đã thực sự biết thời điểm thích hợp nhất để cho con trẻ ăn dặm


Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng thì trẻ nên được hưởng dòng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên từ tháng thứ 7 trở đi, cơ thể trẻ cần nhiều chất dinh dưỡng hơn mà sữa mẹ không thể đáp ứng được thì đây là thời điểm thích hợp nhất để cho con trẻ ăn dặm.

Những dấu hiệu cho biết trẻ thực sự sẵn sàng để ăn dặm


- Khi chơi đồ chơi, bé sẽ tiện tay vớ những đồ vật và đưa lên miệng để cắn ngấu nghiến. Việc làm này khiến trẻ thích thú và thích làm nhiều lần.
- Trẻ tự ngồi vững trên sàn nhà mà không cần sự trợ giúp của cha mẹ trong 10 phút.
- Trẻ bắt đầu ăn được những thực phẩm mềm như chuối chín hoặc bột cháo mà không nhè ra. Ngoài ra, ở độ tuổi này trẻ thường nhanh đói hơn, đây cũng là dấu hiệu để cha mẹ biết con đã sẵn sàng để được bổ sung thêm những món ăn mới vào thực đơn.

Trẻ đã thực sự muốn ăn dặm?

Do cơ địa của từng trẻ khác nhau nên nhu cầu thời điểm ăn dặm cũng khác nhau. 6 tháng là mức trung bình để bé ăn dặm tốt nhất. Tuy nhưng có những trẻ bắt đầu muốn ăn dặm từ tháng thứ tư hoặc cũng có những trẻ đến tháng thứ tám mới sẵn sàng để ăn dặm. Mẹ không thể đợi trẻ biết đi và biết bò cùng lúc. Vì thế các mẹ phải tham khảo thật kỹ, khi nào con muốn ăn dặm.
Có những trẻ đến tháng thứ tư, bắt đầu có xu hướng muốn cầm nắm những đồ vật xung quanh và kéo về phía mình. Đơn cử như khi mẹ chuẩn bị cho bé bú sữa, mẹ sẽ có thói quen tóm lấy bầu vú của mẹ và cho vào miệng chép chép. Nếu trẻ chỉ bú chơi thì mẹ nên cho con bú ở những nơi yên tĩnh, tránh tiềng ồn để không làm trẻ mất tập trung.
Để đảm bảo con bạn ăn dặm đúng thời điểm hãy cho con đi khám ở các cơ sở y tế bạn nhé. Thời điểm cho con ăn dặm vô cùng quan trọng, vì nếu bạn cho con ăn quá sớm sẽ khiến con bị thiếu máu. Vì thế, cha mẹ không nên tự tiện cho con trẻ ăn dặm.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp ích được cho các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con trẻ. Hãy tham khảo và biết cách cho con ăn dặm đúng thời điểm bạn nhé. Chúc gia đình bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc. 

Hướng dẫn cha mẹ cách chọn đồ chơi và cách chơi an toàn cho con nhỏ


Nuôi dạy con cái là chưa bao giờ là việc dễ dàng. Từ lúc con tập đi, chúng có thói quen lọ mọ sờ tất cả những gì chúng vớ được trong nhà vào cho vào miệng. Điều này khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Làm thế nào để con trẻ được an toàn trong ngôi nhà của chính mình để con thỏa sức vui chơi và cha mẹ cảm thấy yến tâm? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách chọn đồ chơi và cách chơi an toàn cho trẻ nhỏ bạn nhé.

Cha mẹ không nên cho con thường xuyên chơi trong  cũi

Các bậc phụ huynh cho rằng chỉ khi con được vui chơi trong cũi mới có cảm giác an toàn. Vô hình chung trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, ngột thở khi không được khám phá không gian xung quanh. Ở độ tuổi chập chững biết đi, con trẻ có nhu cầu muốn được khám phá thế giới xung quanh vì vậy cha mẹ hãy cho con trẻ được tự do vui chơi. Cha mẹ nên tạo ra không gian an toàn, lành mạnh cho con như cất hết những vật dụng gây nguy hiểm cho con hoặc để tránh xa con.

Hướng dẫn cha mẹ cách kiểm tra các đồ chơi an toàn

Cha mẹ hãy sử dụng chai nước tinh khiết có thể tích 500 ml. Tiếp đó bạn cắt lấy 1/3 của chai. Sau đó tiến hành tháo nắp và đi kiểm tra khắp nhà. Nếu những vật dụng, đồ chơi của con chui qua cổ chai và có chiều cao thấp hơn chiều cao của phần chai nước bị cắt như hạt lạc, viên sỏi, hòn bi… thì cha mẹ nên lập tức bỏ đi không cho con sử dụng nữa.
Bên cạnh đó, những đồ vật có chiều cao thấp hơn chiều cao của chai nước bị cắt mà không chui vừa cổ chai như quả chanh, quả cam…hoặc những đồ vật chui vừa cổ chai và có chiều cao lớn hơn chiều cao chai nước bị cắt như bút chì, đũa…thì cha mẹ vẫn có thể cho con sử dụng để vui chơi. Tuy nhiên trong quá trình con vui chơi, cần có sự để mắt và chú ý của các bậc cha mẹ.

Hướng dẫn cách lựa chọn không gian chơi an toàn cho con

Bất cứ không gian nào cũng gia đình cũng trở thành nơi vui chơi yêu thích của con. Đó có thể là gầm bàn, cánh cửa tủ quần áo…Bất cứ thú gì trong nhà cũng có thể trở thành đồ chơi của trẻ chứ không riêng gì những thứ được cha mẹ gọi là đồ chơi. Với những đồ vật như cốc thủy tinh, phích nước…gây nguy hiểm cho con thì cha mẹ có thể để lên cao hơn so với tầm với của trẻ. Hoặc những đồ vật quá đắt tiền như nước hoa, hộp phấn trang điểm của mẹ hãy cất thật kỹ để đảm bảo trẻ không tìm thấy và làm hỏng. Con trẻ học tập rất nhanh, nếu trẻ bị ngã do chạy nhanh ở những đoạn hay lấy nước uống thì hiển nhiên những lần khác đi đến gần bình nước trẻ sẽ đi chậm lại và sẽ hô lên cho cha mẹ biết chỗ này đang có nước.

Không nên ngăn cấm mà hãy cho con tự trải nghiệm

Trẻ sẽ không thể biết nước nóng là như thế nào và tại sao khi chạm tay vào nước nóng, chúng ta phải rút tay lại ngay. Bạn hãy để con tự cảm nhận (tuy nhiên không nên sử dụng nước nóng quá bạn nhé. Hoặc tại sao thủy tinh lại dễ vỡ nếu con không thả chiếc cốc xuống đất.

Con sẽ không thể biết những điều đó nếu như không được trải nghiệm. Do đó, cha mẹ hãy tôn trọng cá tính và những việc làm của con. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp ích được cho các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy trẻ. Không nên vì con bị ngã, bị đau mà cản trở không gian khám phá của con. Đây là giai đoạn vàng giúp con phát triển cả trí não và thể chất đó. Chúc gia đình bạn hạnh phúc và luôn vui khỏe. 

Hướng dẫn cha mẹ hiểu con ở độ tuổi thanh thiếu niên dễ dàng hơn


Nuôi dạy con cái chưa bao giờ là vấn đề đơn giản đối với các bậc làm cha làm mẹ. Làm sao để nuôi dưỡng con tốt nhất là vấn đề mà cha mẹ quan tâm.  Đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên, trẻ sẽ có những thay đổi về mặt tâm sinh lý. Vì vậy hãy tham khảo bài viết dưới đây để nắm bắt những thay đổi đó và hiểu con dễ dàng hơn nhé.

Đồng hành và trò chuyện mỗi ngày với con


Cha mẹ hãy dành thời gian mỗi ngày để trò chuyện cùng con, lắng nghe những gì con nói và những gì con đnag gặp phải. Hãy tôn trọng những tâm sự của con, tuyệt đối không chen ngang vào câu chuyện mà con đang kể.

Luôn dành tình yêu thương cho con

Khi con cái mắc phải những sai lầm cha mẹ không nên trách móc hoặc đánh đòn trẻ. Thay vào đó hãy nhẹ nhàng nói chuyện và chỉ bảo cho con việc gì là nên làm và điều gì là không nên. Để con ngoan và nghe lời, cha mẹ hãy đặt ra những quy định và nguyên tắc dành riêng cho con. Hãy nói rõ cho con những gì bạn mong muốn ở con và vì sao cha mẹ phải đặt ra những nguyên tắc này cho con. Khi con đã hiểu những gì bạn làm đều muốn tốt cho trẻ thì con sẽ nghe lời và cảm nhận trọn vẹn tình yêu thương mà cha mẹ dành cho.

Hãy bắt đầu câu chuyện với con một cách nhẹ nhàng

Có thể việc làm của con khiến bạn chưa hài lòng. Tuy nhiên hãy bắt đầu câu chuyện bằng một cách nhẹ nhàng để con không cảm thấy căng thẳng với cuộc trò chuyện. Hãy lắng nghe những suy nghĩ và quyết định của con, không nên áp đặt suy nghĩ của mình cho trẻ. Cố gắng khéo léo nói chuyện nhẹ nhàng và đưa ra những quan điểm của cha mẹ.

Tôn trọng ý kiến con trẻ

Để hiểu con ở độ tuổi này bạn nên tôn trọng ý kiến và quyết định của con. Khi bạn tôn trọng  ý kiến của con, con cũng sẽ tôn trọng và cảm kích cha mẹ hơn rất nhiều đó. Lúc này giữa cha mẹ và con cái hình thành sợi dây gắn kết vô hình, cha mẹ sẽ trở thành những người bạn lớn của con, và là nơi để con chạy về tâm sự khi có bất cứ chuyện gì.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp ích được cho các bậc làm cha làm mẹ trong việc dạy dỗ con cái. Hãy luôn là những người bạn tốt nhất của con, để sát cánh bên con trong suốt cuộc đời cha mẹ nhé. Chúc gia đình bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc.

Cha mẹ nên làm gì khi con nhỏ đến tuổi dậy thì?


Khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì kéo theo sự thay đổi về mặt tâm sinh lý. Đây là giai đoạn khá khó khăn đối với trẻ, khi đứng giữa ranh giới trẻ con và người lớn, rất phức tạp. Vì vậy, lúc này trẻ rất cần sự giúp đỡ và tư vấn của các bậc cha mẹ. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc khi con nhỏ đển độ tuổi dậy thì cha mẹ nhé.

Xây dựng các tiêu chuẩn cần con tuân thủ


Ở giai đoạn này cha mẹ nên tuyệt đối không nên bắt ép hoặc quá nghiêm khắc với con. Giai đoạn này trẻ sẽ muốn được thể hiện cái tôi của bản thân. Do đó, cha mẹ nên để con tự quyết định những vấn đề liên quan đến bản thân nhưng cần có sự nói chuyện và tư vấn của cha mẹ. Ngoài ra, bạn cũng nên xây dụng các tiêu chuẩn cần con nhỏ tuân thủ như: Không được đi chơi quá 22 giờ đêm, tuyệt đối không được giao du với những bạn xấu, không hút thuốc lá hoặc các loại chất kích thích, không dẫn bạn khác giới khi cha mẹ vắng nhà.

Yêu cầu con cần tôn trọng những giới hạn

Bạn nên cho con được tự do, thoải mái tuy nhiên những điểu này chỉ nằm trong những giới hạn, chuẩn mực cho phép. Bạn hãy răn dạy con những giới hạn đó chỉ để tốt cho con mà thôi. Ngoài ra, cha mẹ nên trở thành những người bạn thân của con, lắng nghe những điều thầm kín và đưa ra lời khuyên cho con nhỏ.

Đặt ra những quy định nghiêm ngặt

Cha mẹ nên đặt ra những quy định nghiêm ngặt và yêu cầu con trẻ phải thực hiện. Có thể khi mới thực hiện con nhỏ sẽ mắc phải những lỗi lầm không đáng có, tuy nhiên cha mẹ hãy thứ tha lỗi lầm đó cho con. Đồng thời hãy bày tỏ sự thất vọng một chút về việc làm đó của con và mong muốn con sẽ rút kinh nghiệm để việc đó không xảy ra nữa.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp ích được cho các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con ở độ tuổi dậy thì. Hãy tham khảo và dạy dỗ con đúng cách cha mẹ nhé. Chúc gia đình bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc. 

Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ mình khi không có cha mẹ bên cạnh


Xã hội ngày càng phát triển tạo điều kiện cho con trẻ được thoải mái vui chơi và phát triển toàn diện. Tuy nhiên, xã hội phát triển cũng kéo theo những mối nguy cơ tiềm ẩn vô cùng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Bên cạnh việc cho con nhỏ đi học võ cha mẹ cũng nên dạy con kỹ năng để tự bảo vệ mình khi không có cha mẹ bên cạnh. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Tuyệt đối không nghe theo lời rủ rê và đi theo người lạ


Ngoài lời nói, cha mẹ nên cho con xem những ví dụ có trên mạng để khiến con hình dung về những vụ bắt cóc trẻ nhỏ. Bạn nên dạy cho con không được nghe theo lời rủ rê và đi theo người lạ khi họ mua bim bim hoặc kẹo, bánh. Nếu gặp trường hợp này hãy dạy con cách nói ‘không” dù cho học có nài nỉ hay dọa nạt. Lúc này trẻ nên lập tức đến nhà dân để nhờ giúp đỡ hoặc hô thật lớn khi ở những nơi đông người để kẻ xấu sợ hãi bỏ đi.

Trường hợp khi con đi lạc

Bé có thể bị lạc khi cha mẹ cho chúng đi chơi ở những nơi quá rộng như công viên, siêu thị, trung tâm thương mai. Lúc này cha mẹ nên dạy con đứng một chỗ, không được sợ hãi và không chạy lung tung. Tiếp đến hãy nhờ sự trợ giúp của những người đang đứng gần đó để gọi cho cha mẹ (nếu trẻ không nhớ hãy ghi ra cuốn sổ và cho con giữ bên mình). Nếu không thể liên lạc với cha mẹ, bé có thể nhờ mọi người xung quanh đưa đến bộ phận trung tâm của khu thương mại nhờ họ đọc loa để tìm cha mẹ.

Bạn nên chỉ dạy con giữ khoảng cách với người lạ

Cha mẹ nên dạy con giữ khoảng cách với những người lạ. Trẻ không nên đến gần, tiếp xúc và để họ đụng chạm đến các bộ phận trên cơ thể.

Nếu không phải cha mẹ hoặc người thân thích thì không cho đón

Có nhiều vụ bắt cóc trẻ em được thực hiện ở nhà trẻ. Người xấu được lẻn vào vào nói là phụ huynh của các cháu và muốn đón thay cho cha mẹ có việc bận. Bên cạnh cô giáo cảnh giác, cha mẹ cũng nên dạy con nhỏ. Tuyệt đối không được cho họ đón. Nếu như họ bắt ép con đi theo hãy nhanh chóng nói cho cô giáo hoặc bác bảo vệ.

Thường xuyên kể chuyện cho con nghe

Để con tránh khỏi những vụ bắt cóc nguy hiểm. Cha mẹ nên kể chuyện thông qua những bài học thực tế. Hãy đưa ra những lời khuyên và cách xử lý trong những trường hợp đó. Cha mẹ nên dạy con cách giữ bình tĩnh, không được sợ hãi và tìm cách nhờ sự giúp đỡ của mọi người xung quanh khi gặp nguy hiểm. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho con tham gia các lớp học võ để tăng cường sức khỏe và rèn luyện bản thân.

Trên đây là một số kỹ năng dạy trẻ tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm. Hãy trang bị và dạy bảo cho con bạn nhé. Hy vọng rằng những thông tin này đã giúp ích được cho các bậc cha mẹ trong việc giáo dục con. Chúc gia đình bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc.

Những sai lầm cần tránh khi nuôi dạy con mà cha mẹ không thể bỏ qua


Cha mẹ luôn mong muốn con yêu phát triển khỏe mạnh, ngoan ngoãn. Quá trình nuôi dạy con là không dễ dàng, vì vậy có đôi khi cha mẹ cũng dễ mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Sau đây bài viết sẽ chia sẻ những sai lầm cần tránh khi nuôi dạy con mà cha mẹ không thể bỏ qua. Cùng tìm hiểu nhé để nuôi dạy con tốt hơn bạn nhé.

Sai lầm đầu tiên đó là đánh đòn khi con làm sai


Khi con làm sai, chắc hẳn cha mẹ sẽ rất tức giận. Nhưng đừng vì thế mà đánh đòn con. Hành động này của cha mẹ sẽ khiến trẻ rất sợ hãi và trở nên ghét cha mẹ, vì nghĩ rằng cha mẹ không thương yêu chúng. Có những trường hợp do cha mẹ đánh quá nhiều dẫn đến thần kinh của trẻ bị ảnh hưởng, trẻ trở nên nhút nhát, ngại giao tiếp, thậm chí là tự kỷ.
Vì vậy, trong quá trình nuôi dạy con cha mẹ không nên lạm dụng để đánh đòn con.

Sai lầm thứ hai là nói những câu khó nghe với con

Khi cha mẹ nói những lời lẽ khó nghe với con sẽ khiến con ghi nhớ rất lâu và hình ảnh của cha mẹ trong trẻ sẽ có sự thay đổi. Để con phát triển toàn diện, cha mẹ tuyệt đối không nên sử dụng những lời nói nặng nề hay có ý chê bai, chế giễu chúng. Những điều chê bai đó khiến con trẻ bị tổn thương, luôn nghĩ mình thấp kém, thiếu tự tin khi giao tiếp.

Sai lầm thứ ba là bắt ép trẻ làm theo những gì cha mẹ muốn  

Cha mẹ nào cũng mong muốn dành điều tốt đẹp nhất cho con yêu của mình. Tuy nhiên không phải điều gì cha mẹ áp đặt cho con cũng đúng. Khi cha mẹ bắt ép con làm việc gì đó khiến con cảm thấy áp lực, căng thẳng, không thoải mái. Cha mẹ nên lắng nghe và tôn trọng ý kiến, quyết định của con. Có như vậy con yêu nhà bạn mới được phát triển toàn diện.

Sai lầm thứ tư là nuông chiều con quá mức

Cha mẹ nào cũng thương yêu con cái hết mực. Tuy nhiên yêu thương và nuông chiều con lại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Khi cha mẹ nuông chiều con quá mức sẽ khiến trẻ sinh hư, ỷ lại vào người khác, không làm được bất cứ chuyện gì. Khi không đạt được những gì mong muốn thì khóc lóc, ăn vạ, thậm chí là to tiếng cãi lại cha mẹ.
Trên đây là những sai lầm mà cha mẹ dễ mắc phải. Hãy tham khảo để biết cách tiết chế và nuôi dạy con cái tốt hơn. Hãy luôn là những ông bố bà mẹ mẫu mực bạn nhé. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp ích được cho các bậc cha mẹ. Chúc gia đình bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc.   


Phương pháp giúp mẹ dạy trẻ đánh vần cực chuẩn


Giúp con đánh vần là việc quan trọng mà cha mẹ không thể bỏ qua trong những năm tháng khi con chuẩn bị đi học. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về phương pháp giúp mẹ dạy trẻ cách đánh vần cực chuẩn. Cùng tìm hiểu nhé.

Tìm hiểu giai đoạn trẻ học đánh vần


Độ tuổi thích hợp để con làm quen với chữ cái, học đánh vần là 5 tuổi. Cha mẹ nên xác định thời điểm này để dạy dỗ con. Bạn không nên dạy chữ cho con quá muộn hoặc quá sớm vì việc này hoàn toàn không tốt. Khi dạy chữ cho con bạn nên cho con ăn no và không có đồ chơi hoặc những chương trình hoạt hình trên tivi để con tập trung tốt nhất.

Không nên nản lòng

Việc dạy trẻ làm quen chữ cái và học đánh vần không phải chuyện ngày một ngày hai. Do đó, cha mẹ nên chuẩn bị tâm lý và kiên nhẫn với con. Vì con còn mải chơi nên cha mẹ nên cho con vừa học vừa chơi, cách này giúp con tiếp thu nhanh hơn và thoải mái hơn. Cha mẹ hãy nhớ là dạy con làm quen và nhớ bảng chữ cái và dấu câu trước khi học đánh vần đấy nhé.

Tạo ra niềm vui và hứng thú để kích thích con học đánh vần

Nếu buổi học quá khô khan sẽ khiến trẻ chán nản, không muốn học tiếp. Vì vậy cha mẹ nên tạo ra niềm vui và hứng thú để kích thích con học đánh vần. Không chỉ khiến con yêu thích mà còn giúp con học nhanh hơn đấy nhé.

Đánh vần cùng con khắp mọi nơi

Cha mẹ có thể dạy con đánh vần về những từ ngữ liên quan đến món ăn khi nấu cơm cùng bé. Với tiêu chí vừa học vừa chơi, sẽ khiến con dễ nhớ hơn. Hoặc trong các cuộc gặp mặt gia đình, bạn có thể đánh vần tên con hoặc tên của những người thân trong gia đình. Như vậy, con sẽ dễ nhớ hơn đó.

Làm gương cho con

Để việc học đánh vần cho con diễn ra hiệu quả, cha mẹ hãy đọc sách báo thường xuyên hơn, trẻ sẽ thích thú khi được đọc sách báo cùng cha mẹ. Lúc này cha mẹ hãy chỉ cho con mặt chữ và dạy con đánh vần. Đây cũng là cách tạo hứng thú cho con. Ngoài ra, cha mẹ nên dành lời khen ngợi để động viên bé cố gắng.

Trên đây là một số phương pháp giúp mẹ dạy trẻ đánh vần cực chuẩn. Hãy tham khảo và dạy dỗ con trẻ đúng cách bạn nhé. Chúc gia đình bạn vui khỏe và hạnh phúc.   

Những việc mà cha mẹ nên làm mỗi ngày cho con yêu


Cha mẹ luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho con yêu của mình. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm hiểu những việc mà cha mẹ nên làm mỗi ngày cho con yêu của mình nhé.

Hãy nở nụ cười với con mỗi ngày


Cười hay khóc là những cung bậc cảm xúc khác nhau của con người. Khi cha mẹ cười sẽ khiến con được tăng thêm sức mạnh, khiến con cảm thấy vui vẻ, yêu đời và muốn đón nhận những điều tốt đẹp từ cuộc sống. Ngược lại khi bạn khóc trẻ sẽ cảm thấy chán nản, bầu trời như sụp đổ dưới chân bé. Vì vậy dù rất mệt mỏi hoặc gặp những chuyện không vui thì cha mẹ cũng nên cố gắng mỉm cười mỗi ngày với con. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên dành thời gian rảnh rỗi để vui chơi với con trẻ, tạo nhiều niềm vui khiến con được cười thoải mái và vui vẻ nhất.

Hãy thể hiện tình yêu thương thông qua hành động

Trẻ còn quá nhỏ để nhận thức. Do đó cha mẹ hãy thể hiện tình yêu thương bằng những hành động cụ thể để bé yêu có thể cảm nhận được. Những cái xoa đầu, ôm hôn cũng đủ để trẻ biết bạn yêu thương chúng đến nhường nào. Chúng sẽ yêu thương bạn nhiều hơn và cảm thấy an toàn, hạnh phúc khi có bạn bên cạnh. Tuyệt đối không nên thờ ơ hoặc không để ý, quan tâm đến trẻ vì như vậy con sẽ tạo khoảng cách và không muốn đến gần bạn.

Không nên từ chối thẳng thừng những đề nghị của trẻ

Trẻ rất nhạy cảm, vì thế cha mẹ không nên từ chối hoặc trả lời “không” đối với những đề nghị, yêu cầu của con trẻ. Việc làm này hoàn toàn không tốt. Thay vào đó hãy lắng nghe những tâm tư suy nghĩ của con trẻ và sử dụng lời nói nhẹ nhàng để khiến con hiểu con không nên làm những việc này.

Trước khi đi ngủ hãy đọc truyện cho con

Trẻ sẽ rất muốn được cha mẹ đọc truyện mỗi ngày đấy nhé. Cha mẹ hãy dành khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày để đọc truyện cho con. Việc làm này không chỉ thể hiện sự quan tâm, mà giúp cho con trẻ học được những bài học nhân văn, cách ứng xử có văn hóa và đặc biệt là hình thành nguồn ngôn ngữ phong phú cho con. Giúp con tự tin giao tiếp và nhanh mồm nhanh miệng hơn đó.

Thỉnh thoảng nấu những món ăn mà trẻ thích

Hành động này sẽ giúp cha mẹ thể hiện được tình cảm dành cho con yêu của mình. Khi được ăn những món mình thích, con sẽ vui vẻ và ăn nhiều hơn. Như vậy con yêu sẽ phát triển khỏe mạnh trong tình yêu thương của các bậc cha mẹ. Ngoài ra, cha mẹ có thể bổ sung những thực phẩm bổ dưỡng vào những món mà trẻ thích để giúp con được phát triển khỏe mạnh và thông minh hơn.

Dành lời khen tặng cho con

Trẻ rất muốn được cha mẹ khen ngợi và công nhận những việc làm tốt của con. Vì vậy hãy đừng tiếc lời khen ngợi dành cho con bạn nhé. Lời khen này có tác dụng rất lớn và cổ động tinh thân cho con cố gắng hơn nữa.
Trên đây hầu hết là những việc vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả mà nó mang lại vô cùng to lớn. Hãy tham khảo và tạo ra môi trường thuận lợi để con phát triển tốt nhất. Chúc gia đình bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc. 

    

Thursday, June 30, 2016

Bí quyết giúp trẻ tự giác học tập


Trẻ con thường rất hiếu động và mải chơi. Làm thế nào để bé yêu nhà mình tự giác ngồi vào bàn học đúng giờ quy định là điều được nhiều cha mẹ quan tâm. Hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để khám phá bí quyết giúp trẻ tự giác học tập.

Cha mẹ cần sắp xếp bàn học ở nơi bé yêu thích


Bạn nên đặt bàn học ở nơi mà con yêu thích. Cách làm này khiến con hứng thú với việc học hơn đấy nhé. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến ánh sáng phù hợp để thuận tiện cho việc học của con cùng những vật dụng cần thiết và ngộ nghĩnh sẽ giúp con tự giác học bài hơn đấy.

Lập thời gian biểu hợp lý cho con

Cha mẹ nên lập thời gian biểu cho con. Cách này giúp con tự giác hơn. Con cần biết thời gian nào là thích hợp để ngồi vào bàn học hoặc thời gian nào để vui chơi. Kiên trì thực hiện sẽ thành thói quen và đôi khi con không cần nhìn đồng hồ mà vẫn biết điểm dừng khi vui chơi để ngồi vào bàn học.

Sắp xếp thời gian học hợp lý cho con

Mỗi đứa trẻ có khả năng tập trung khác nhau. Do đó cha mẹ nên quan sát để nắm được điều này. Ví dụ như con chỉ tập trung được 45 phút thì không nên bắt con học tận 2 tiếng. Cách này sẽ khiến con cảm thấy khó chịu và không hứng thú học tập. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên cho con có thời gian giải lao rồi học tiếp để hạn chế sự căng thẳng của não bộ.

Thường xuyên liên lạc, nói chuyện với giáo viên để biết tình hình của con

Cách tốt nhất để con học tập hiệu quả chính là cha mẹ phải kết hợp với giáo viên. Cha mẹ hãy liên lạc thường xuyên với giáo viên để nắm được tình hình học tập của con. Nếu tình hình học tập đi xuống cha mẹ nên có biện pháp để hỗ trợ cho con.

Hãy làm gương cho con

Cha mẹ nên làm gương cho con bằng cách tự giác đọc sách hoặc tập trung làm một việc gì đó. Khi cha mẹ tập trung làm việc sẽ khiến trẻ noi gương vào học theo và hình thành ý thức tự giác dù làm bất cứ việc gì. Bên cạnh đó, khi con học bài hoặc tập trung làm việc gì đó tuyệt đối không nên bật tivi hoặc những tín hiệu phát ra âm thanh khiến con mất tập trung.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp ích được cho các bậc cha mẹ trong quá trình dạy dỗ con nhỏ. Chúc bạn thành công và bé yêu luôn tự giác vào bàn học mà không cần cha mẹ nhắc nhở.  

  

Cha mẹ cần chú ý những gì khi phát triển giới tính cho con nhỏ?


Giáo dục giới tính là một vấn đề quan trọng mà cha mẹ cần lưu tâm để dạy dỗ con trẻ. Ngày nay, có rất nhiều trẻ nhỏ bị lệch lạc về giới tính do không được cha mẹ dạy dỗ đúng cách. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để cần biết cha mẹ nên chú ý những gì để con yêu phát triển giới tính tốt nhất nhé. 

Lựa chọn quần áo cho con


Trẻ sơ sinh không quá quan trọng về vấn đề quần áo phải mặc là nam hay nữ. Tuy nhiên khi con ngoài 12 tháng tuổi, cha mẹ nên chú ý về trang phục cho con. Quần áo phản ánh giới tính của trẻ nhỏ. Do đó cha mẹ không nên để cho con trai mặc váy hoặc cho con gái mặc những bộ đồ quá nam tính.

Tuyệt đối không nên so sánh giới tính của con

Có nhiều bậc cha mẹ vì quá mong muốn có con trai hoặc con gái nên thường nói với con những câu như: giá như con mà là con trai/con gái thì tốt biết mấy. Câu nói này sẽ khiến con cảm thấy tổn thương và ảnh hưởng đến sự phát triển của con trẻ. Nhiểu trẻ vì muốn cha mẹ vui lòng nên tự ép bản thân mình phải sống với giới tính khác. Ví dụ vì cha mẹ mong muốn có con trai mà bé gái phải sống mạnh mẽ, ăn mặc quần áo và tính cách như một đứa con trai để vui lòng cha mẹ (trong khi bé rất muốn được mặc váy và cư xử nhẹ nhàng, nữ tính). Để không xảy ra những trường hợp đáng tiếc, cha mẹ nên chú ý điều này.

Tạo điều kiện cho con thoải mái vui chơi với những bạn cùng giới

Nói như vậy không có nghĩa là cha mẹ cho trẻ vui chơi, kết bạn với những bạn khác giới. Khi cha mẹ cho con vui chơi với bạn cùng giới sẽ hình thành tính cách cho con trẻ, để con hiểu rõ giới tính của mình nên cư xử ra sao và hòa nhập với các bạn một cách tự nhiên hơn.

Không nên cho con tiếp xúc thường xuyên với người có giới tính thứ 3

Ông cha ta có câu “Mưa dầm thấm lâu”, vì vậy cha mẹ không nên cho con tiếp xúc quá nhiều với những người thuộc giới tính thứ 3. Có những trẻ do bẩm sinh đã bị sai lệch về giới tính nhưng cũng có những trẻ a dua, muốn mình nổi bật nên lựa chọn lại giới tính cho mình. Đây là một việc làm không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn nguy hiểm cho xã hội.
Nếu giao tiếp thường xuyên với người đồng tính, trẻ rất dễ bị học theo và dần dần trẻ bị mất đi bản chất và giới tính thật của mình.

Trên đây là một số những điểm cơ bản mà cha mẹ nên chú ý để con được phát triển giới tính tốt nhất. Hy vọng những thông tin trên đã giúp ích được cho các bậc phụ huynh. Chúc gia đình bạn vui khỏe và hạnh phúc. 
 
Copyright © 2016 Kenhcuabe
Powered byBlogger