BREAKING NEWS

Bài mới

Facebook

About us

Saturday, July 9, 2016

Cách giúp trẻ cai tật mút tay


Trẻ nhỏ thường có thói quen mút tay mà nhiều khi mẹ không biết làm cách nào để bỏ thói quen này đi bởi nó có thể gây ra các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn lưu trú trên ngón tay gây ra.

Tại sao trẻ hay mút tay?


Trẻ có tật mút tay từ trong bụng mẹ để kích thích sản xuất chất giảm đau nội sinh endorphin từ đó giúp cơ thể trẻ thư giãn. Trẻ mút tay chỉ là đang làm theo bản năng từ khi trong bụng mẹ và thường là để trấn an bản thân cũng như khi trẻ mệt mỏi hoặc để thư giãn. 

Mút tay ở trẻ có tác dụng xoa dịu tinh thần trẻ nhưng khi mút thường xuyên, lực đẩy của lưỡi và độ tì của ngón cái ảnh hưởng lớn tới việc mọc răng cũng như gây mất vệ sinh, nhiễm trùng nếu ngón tay bẩn hoặc cắn nhai ngón tay trong lúc mút cũng rất nguy hiểm. Trẻ có tật mút tay cũng gây ảnh hưởng tâm lý khi trẻ lớn lên thường bị bạn bè chọc ghẹo.

Trong 6 tháng đầu, phản xạ mút tay của trẻ sẽ giảm dần cho tới 3-5 tuổi hoặc bố mẹ phải giúp con cai tật mút tay này.

Mút tay ở trẻ, khi nào mẹ nên can thiệp?


Cho tới khi trẻ được 3-5 tuổi mà vẫn còn thói quen mút tay nhiều thì mẹ cần phải can thiệp để nhắc nhở con từ bỏ thói quen này. Nếu trẻ khó bỏ thì mẹ có thể áp dụng các cách sau để giúp con từ bỏ thói quen mút tay.

Mẹ nên hướng con chú ý tới việc khác khỏi việc mút tay hoặc yêu cầu con làm việc gì đó bằng hai tay khi thấy con bắt đầu có dấu hiệu đưa tay lên miệng mút tay. Đồng thời mẹ có thể cùng con chơi trò chơi, nắm lấy tay còn chơi đùa, vỗ tay,…

Mẹ tuyệt đối không nên bôi các chất cay hoặc thực phẩm màu vào tay trẻ bởi trong các thành phần ở các chất này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Càng không nên cho trẻ ngậm ti giả bởi nó có thể chuyển sang gây nghiện và gây ảnh hưởng tới vệ sinh răng miệng của trẻ.

Nếu trẻ lớn thì có thể nhắc nhở và dặn dò con thường xuyên. Dần dần, mẹ nên tìm hiểu và gần gũi con để hiểu được tâm tư của con, giúp trẻ thấy thoải mái hơn mà từ bỏ thói quen bản năng mút tay. Mẹ và gia đình cần kiên nhẫn để quan tâm đến trẻ nhiều hơn để trẻ có thể từ bỏ thói quen này hoặc nhờ đến chuyên viên tâm lý hỗ trợ.


Post a Comment

 
Copyright © 2016 Kenhcuabe
Powered byBlogger