BREAKING NEWS

Bài mới

Facebook

About us

Chăm sóc bé yêu

Nuôi dậy bé

Bệnh ở trẻ

Dinh dưỡng cho bé

Saturday, July 9, 2016

Hướng dẫn cha mẹ cách tắm đúng cách khi bé yêu bị sốt cao


Khi bé yêu của mình bị sốt ngoài việc phải chăm sóc và có chế độ dinh dưỡng cho trẻ phát triển phù hợp thì các cha mẹ cũng cần quan tâm đến vấn đề hạ sốt và vệ sinh thân thể cho bé. Vậy có nên tắm cho trẻ khi bị sốt cao không, tắm cho trẻ như thế nào,….luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu khi các mẹ chăm sóc con bị ốm. Bài viết hướng dẫn tắm cho trẻ khi bị sốt cao an toàn đúng cách dưới đây sẽ giúp các mẹ biết thêm nhiều thông tin chăm sóc trẻ khi bị sốt cao và cách tắm cho trẻ bị sốt cao an toàn hiệu quả nhất.

Ngoài việc cho trẻ uống thuốc hạ sốt cách 4-6 giờ, bố mẹ còn có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách tắm an toàn, đúng kỹ thuật.
Cách tắm đúng như sau: Khi bé sốt, bạn hãy cặp nhiệt độ cho trẻ, sau đó đóng hết các cửa phòng cho kín gió và pha nước tắm vào chậu.

Nhiệt độ của nước tắm thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ 2 độ và cần phải duy trì nhiệt độ này trong suốt thời gian tắm. Ví dụ nhiệt độ khi bé sốt là 39 độ thì bạn hãy pha nước ở mức 37 độ.
Bạn có thể tắm từ đầu trở xuống và tắm trong khoảng 5 phút. Sau rồi hãy lau thật khô người bé và mặc quần áo thông thoáng.

Nếu không đảm bảo có thể tắm đúng kỹ thuật nêu trên, thì tốt nhất bạn không nên tắm cho trẻ khi sốt, mà chỉ cần lau người và các khu vực: nách, cổ, bẹn, lưng để hạ sốt cho trẻ.

Một số trường hợp không nên tắm khi trẻ bị sốt


Khi bé vừa tiêm phòng xong hoặc cơ thể bị tổn thương, chốc lở: Lúc này, tốt nhất không nên tắm cho trẻ vì khi đó da đang bị tổn thương, tắm cho trẻ rất dễ gây nhiễm trùng tại vết thương đó.
Khi bé đang bị cảm lạnh, nôn nhiều, tiêu chảy: Khi trẻ bị các triệu chứng trên, tốt nhất không nên tắm cho trẻ mà chỉ cần lau người.
Khi trẻ ăn no xong: Lúc này những mạch máu dưới da bị giãn nở khiến lưu lượng máu dồn đến đây nhiều trong khi đó lượng máu ở phần bụng tương đối ít, từ đó ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của bé. Ngoài ra, nếu vừa ăn no xong tắm, trẻ sẽ rất dễ bị nôn, trớ.

Hướng dẫn cách tắm cho bé yêu khi đang sốt cao

Sau khi đưa con đi bệnh viện khám vì bị sốt, vợ chồng mình đã được bác sĩ tư vấn cho các tắm đúng khi bé bị sốt. Mình chia sẻ để các mẹ cùng biết nhé!

Đối với trẻ nhỏ, có vô vàn lý do khiến trẻ sốt: sốt mọc răng, sốt do viêm họng, sốt virút, sốt do bệnh tay chân miệng… Cho dù lý do là gì đi nữa các bà mẹ cũng sẽ vô cùng lo lắng, nếu ta xử lý không kịp, để trẻ sốt cao có thể ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ, tai biến thật khó lường. Trước kia khi không hiểu biết, mọi người thường nói với mình rằng nếu em bé bị sốt cao, đem đến bệnh viện Nhi Đồng thì người ta sẽ lột trần truồng em bé, cho nằm chơ vơ trong phòng lạnh hoặc đem nhúng vào bồn nước. 


Nếu chỉ có nghe đến đó thôi thì khó có bà mẹ nào dám đưa con đến bệnh viện vì xót con, vì e ngại sau khi hết sốt phải lo đến chữa bệnh sổ mũi và ho cho bé. Tâm lý của người Việt mình là khi trẻ sốt, không bao giờ được tắm cho trẻ. Vậy có bao giờ bạn tìm hiểu thử xem tắm đúng cho trẻ khi sốt như thế nào không? Sau khi tìm hiểu kỹ càng và được bác sỹ khám bệnh cho em bé tư vấn thêm, mình xin được chia sẻ phương pháp tắm này:

Khi bé sốt bạn sẽ được khuyên cho bé uống thuốc cứ cách nhau 4-6 giờ. Tuy nhiên, không phải khi nào uống thuốc xong bé cũng hết sốt ngay. Tắm đúng nhằm mục đích hạ sốt cho não bé, giúp nhiệt độ cơ thể bé hạ bớt vì để cao quá não bé sẽ bị ảnh hưởng.

Khi bé sốt, bạn hãy cặp nhiệt độ cho trẻ, sau đó đóng hết các cửa phòng cho kín gió và pha nước tắm vào chậu. Nhiệt độ của nước tắm phải thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ 2 độ và trong quá trình tắm bạn cũng phải đảm bảo được điều này. Nếu lạnh quá bé sẽ bị sốc nhiệt. Ví dụ nhiệt độ khi bé sốt là 39 độ thì bạn hãy pha nước ở mức 37 độ. Bạn có thể tắm từ đầu trở xuống và tắm trong khoảng 5 phút. Sau rồi hãy lau thật khô người bé và mặc quần áo thông thoáng.

Trong bệnh viện Nhi Đồng, nếu hiểu rõ bạn cũng sẽ an tâm khi thấy con mình được bác sĩ tắm khi bị sốt. Chắc chắn đó không phải là hành động “nhúng nước” như mọi người hay bàn tán.
Ngoài ra còn 1 kỹ thuật nữa mà bác sĩ nhắc vợ chồng mình khi bé bị sốt là hãy cho bé vào trong phòng máy lạnh nếu bé quá sốt. Hãy đảm bảo nhiệt độ phòng được mát (thấp nhất là 20 độ). Có thể cởi trần bé, vì cơ thể bé đang sốt cho nên bạn an tâm, bé sẽ không bị lạnh đâu.

Ngoài ra theo các bác sĩ thì các mẹ nên cho bé mặc quần áo thoáng mát, nên lau mát cơ thể bé thường xuyên (đắp trán, lau vùng nách, bẹn). Nếu bình tĩnh xử lý, cùng với thuốc mà bác sĩ kê đơn em bé sẽ tốt hơn nhiều.


Hy vọng với bài viết hướng dẫn tắm cho trẻ khi bị sốt cao an toàn đúng cách trên đây các bậc cha mẹ sẽ biết cách phải làm gì khi trẻ bị sốt cao đảm bảo giữ vệ sinh cho trẻ kể cả lúc bị ốm. Chúc các bé yêu phát triển khỏe mạnh một cách toàn diện. 

Cho bé yêu ăn bánh trung thu cha mẹ cần chú ý những điểm nào?


Cứ mỗi mùa Trung Thu đến là những chiếc bánh trung thu ngon lành thơm phức lại ra đời thu hút sự chú ý của các bé. Đây cũng là cơ hội cho các bé ăn thỏa thích các loại bánh trung thu đủ mùi vị. Nhưng các mẹ cần phải lưu ý không nên cho trẻ ăn quá nhiều bánh trung thu vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây để có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe của trẻ tốt nhất vào những mùa trung thu nhé!



Với tâm lý mỗi năm chỉ có một mùa Trung Thu nên nhiều mẹ chiều con, mỗi khi con đòi thường cho con ăn hết cả cái bánh. Thật ra, việc “ngốn” hết một cái bánh như vậy hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của bé đâu. Đối với các bé biếng ăn, việc ăn bánh nhiều như vậy khiến bé mất cảm giác đói và thèm ăn. Khi đến bữa chính, bé sẽ có xu hướng bỏ bữa. Điều này không tốt một chút nào hết! Hàm lượng dinh dưỡng trong bánh Trung Thu không thể thay thế được cho một bữa ăn hàng ngày.

Đối với các bé vốn đã hơi mập mạp một chút, việc ăn nhiều bánh Trung Thu có thể trở thành một nguy cơ rất lớn. Nhiều mẹ nghĩ rằng một chiếc bánh Trung Thu không đáng bao nhiêu nên cho bé ăn khá thoải mái. Bạn có biết là một các bánh Trung Thu chứa rất nhiều năng lượng không? Tính trung bình một chiếc bánh dẻo có hơn 800 kcal tương đương với năng lượng của 2 tô bún thịt nướng mang lại, còn một chiếc bánh nướng thập cẩm 2 trứng thì chứa hơn 1000 kcal tương đương với 2 tô phở. Lượng bột đường trong một chiếc bánh dẻo tương đương với gần 4 chén cơm trong khi bánh nướng là 2,5 chén. Đường trong bánh Trung Thu lại chủ yếu là đường hấp thu nhanh, vì vậy nếu ăn quá nhiều bánh bé có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao.


Nhiều năng lượng như vậy nhưng hàm lượng dinh dưỡng trong bánh Trung Thu hoàn toàn không có giá trị. Ngoại trừ một ít chất béo có trong hạt điều, hạt dưa trong chiếc bánh nướng là chất béo không no có chút giá trị dinh dưỡng thì lượng chất béo còn lại trong thịt mỡ, gà… đều là những chất béo có hại cho cơ thể. Lượng chất đạm có trong bánh nướng khá cao nhưng lại là đạm động vật, nếu bảo quản không đúng cách lại còn có thể gây ngộ độc cho bé. Bạn cũng đừng quá mong chờ các thành phần bào ngư, vi cá… có trong bánh sẽ mang lại cho bé một loại chất dinh dưỡng nào. Những thành phần đó chủ yếu để gia tăng thêm hương vị cho chiếc bánh mà thôi. Hàm lượng vitamin trong bánh Trung Thu thật ra cũng không nhiều lắm, lại bị mất đi trong chế biến nên cũng không còn lại bao nhiêu.


Ăn bánh Trung Thu có thể không mang lại lợi ích cho sức khỏe bé nhưng nó lại là một kỷ niệm tuổi thơ đáng nhớ của bé. Hơn nữa, việc cho bé ăn thử những thức ăn mới cũng làm cho khẩu vị bé đa dạng hơn nhiều. Khi cho bé ăn bánh, bạn nên để ý một chút những điều sau đây nhé!
Chỉ cho bé ăn một phần nhỏ sau bữa ăn, khoảng 1/8 cái bánh thôi nhé! Đối với những bé béo phì, nên giới hạn lượng ăn trong ngày và phải bớt khẩu phần ăn trong ngày của bé lại. Nếu không bớt phần ăn, bạn cũng có thể tăng lượng thời gian tập thể dục của bé lên một chút.
Các chất bảo quản trong bánh không có lợi cho sức khỏe của bé vì vậy bạn nên chọn loại ít có thành phần bảo quản sẽ tốt hơn.

Nên chọn những loại bánh có nguồn gốc rõ ràng, tên hiệu nhà sản xuất, ngày tháng sản xuất…được in rõ ràng.
Vì lượng đường trong bánh khá nhiều nên khi cho bé ăn bánh xong, bạn nên nhắc con đi súc miệng để tránh bị sâu răng nhé!

Những lưu ý khi cho trẻ ăn bánh trung thu mà các mẹ nên biết trên đây hy vọng giúp các mẹ chăm sóc trẻ có một mùa trung thu vui vẻ ngon miệng với những chiếc bánh trung thu hơn. Ăn quá nhiều bánh trung thu sẽ khiến trẻ dễ bị ngộ độc mệt mỏi vì trong bánh đa phần không có nhiều dinh dưỡng phù hợp cho bé. Chúc gia đình luôn mạnh khỏe hạnh phúc.

Đối với các bé vốn đã hơi mập mạp một chút, việc ăn nhiều bánh Trung Thu có thể trở thành một nguy cơ rất lớn. Nhiều mẹ nghĩ rằng một chiếc bánh Trung Thu không đáng bao nhiêu nên cho bé ăn khá thoải mái. Bạn có biết là một các bánh Trung Thu chứa rất nhiều năng lượng không? Tính trung bình một chiếc bánh dẻo có hơn 800 kcal tương đương với năng lượng của 2 tô bún thịt nướng mang lại, còn một chiếc bánh nướng thập cẩm 2 trứng thì chứa hơn 1000 kcal tương đương với 2 tô phở. Lượng bột đường trong một chiếc bánh dẻo tương đương với gần 4 chén cơm trong khi bánh nướng là 2,5 chén. Đường trong bánh Trung Thu lại chủ yếu là đường hấp thu nhanh, vì vậy nếu ăn quá nhiều bánh bé có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao.

Nhiều năng lượng như vậy nhưng hàm lượng dinh dưỡng trong bánh Trung Thu hoàn toàn không có giá trị. Ngoại trừ một ít chất béo có trong hạt điều, hạt dưa trong chiếc bánh nướng là chất béo không no có chút giá trị dinh dưỡng thì lượng chất béo còn lại trong thịt mỡ, gà… đều là những chất béo có hại cho cơ thể. Lượng chất đạm có trong bánh nướng khá cao nhưng lại là đạm động vật, nếu bảo quản không đúng cách lại còn có thể gây ngộ độc cho bé. Bạn cũng đừng quá mong chờ các thành phần bào ngư, vi cá… có trong bánh sẽ mang lại cho bé một loại chất dinh dưỡng nào. Những thành phần đó chủ yếu để gia tăng thêm hương vị cho chiếc bánh mà thôi. Hàm lượng vitamin trong bánh Trung Thu thật ra cũng không nhiều lắm, lại bị mất đi trong chế biến nên cũng không còn lại bao nhiêu.

Ăn bánh Trung Thu có thể không mang lại lợi ích cho sức khỏe bé nhưng nó lại là một kỷ niệm tuổi thơ đáng nhớ của bé. Hơn nữa, việc cho bé ăn thử những thức ăn mới cũng làm cho khẩu vị bé đa dạng hơn nhiều. Khi cho bé ăn bánh, bạn nên để ý một chút những điều sau đây nhé!
Chỉ cho bé ăn một phần nhỏ sau bữa ăn, khoảng 1/8 cái bánh thôi nhé! Đối với những bé béo phì, nên giới hạn lượng ăn trong ngày và phải bớt khẩu phần ăn trong ngày của bé lại. Nếu không bớt phần ăn, bạn cũng có thể tăng lượng thời gian tập thể dục của bé lên một chút.
Các chất bảo quản trong bánh không có lợi cho sức khỏe của bé vì vậy bạn nên chọn loại ít có thành phần bảo quản sẽ tốt hơn.
Nên chọn những loại bánh có nguồn gốc rõ ràng, tên hiệu nhà sản xuất, ngày tháng sản xuất…được in rõ ràng.

Vì lượng đường trong bánh khá nhiều nên khi cho bé ăn bánh xong, bạn nên nhắc con đi súc miệng để tránh bị sâu răng nhé!

Những lưu ý khi cho trẻ ăn bánh trung thu mà các mẹ nên biết trên đây hy vọng giúp các mẹ chăm sóc trẻ có một mùa trung thu vui vẻ ngon miệng với những chiếc bánh trung thu hơn. Ăn quá nhiều bánh trung thu sẽ khiến trẻ dễ bị ngộ độc mệt mỏi vì trong bánh đa phần không có nhiều dinh dưỡng phù hợp cho bé. Chúc gia đình luôn mạnh khỏe hạnh phúc. 

Cha mẹ có nên cho trẻ sơn móng tay?


Ngày nay khi đi làm đẹp các mẹ thường mang theo con yêu của mình và trong giây phút nào đó mẹ muốn cho bé làm đẹp cùng mình như làm móng tay hay trang điểm,….vậy khi làm đẹp, sơn móng tay như vậy có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ không, có nên sơn móng tay cho trẻ không,…sẽ được chuyên gia giải đáp trong bài viết dưới đây mời các mẹ cùng tham khảo.



Làm đẹp cho bé là chủ đề mẹ nào cũng quan tâm, đặc biệt với mẹ đang nuôi nấng một cô công chúa nhỏ trong nhà. Tuy nhiên, mẹ cũng biết rằng hóa chất trong sơn móng tay thực sự cũng không mấy an toàn. Với người lớn, có thể là chuyện nhỏ nhưng với bé con, một chút xíu độc hại thôi chắc chắn nên tránh xa. Là người hiểu rõ nhất việc chăm sóc trẻ, mẹ có nên sơn móng tay cho con không nhỉ?
Thời đại của những bà mẹ, phải đến khi lên cấp 3, thậm chí đại học, mới được phép sơn chút xanh xanh đỏ đỏ vàng vàng lên móng tay xinh. Tuy nhiên, nếu để ý xung quanh, mẹ sẽ thấy rằng trẻ con bây giờ làm điệu từ rất sớm, trẻ lên 5 đã có mẹ sơn móng tay yêu yêu xúng xính điệu đà rồi. Nhiều mẹ còn dắt con ra tiệm nail cũng làm móng với mẹ.

Đây là chuyện không hề hiếm ngày nay. Làm đẹp cho bé không có gì sai, nhưng liệu với vấn đề sơn móng tay, có an toàn hay ẩn chứa bất kỳ rủi ro nào cho sức khỏe của bé không
Theo các chuyên gia da liễu, dắt bé đi làm móng là chuyện có thể chấp nhận được, trừ khi mẹ biết chắc rằng bộ dụng cụ làm móng được tiệt trùng sạch sẽ. Vì vậy, chọn một tiệm nail uy tín là ưu tiên hàng đầu. Mẹ nên đảm bảo bé sẽ không bị bất cứ tổn thương hay bệnh tật nào gây ra từ quá trình làm móng.


Trong sản phẩm sơn móng, không ít thì nhiều vẫn có hóa chất độc hại. Chỉ một vết xước nhỏ, tạo đường trung gian truyền hóa chất này vào máu, sẽ dẫn đến nhiễm trùng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Khi cho bé làm móng, không nên dùng chất làm mềm da. Da trẻ đã đủ mềm sau khi ngâm nước và không cần đến loại kem làm mềm này.

Đó là những cảnh báo về vấn đề sức khỏe, nhưng còn về tâm lý thì sao? Thực tế, khi cho bé sơn móng tay, mẹ đã vô tình dạy bé rằng bàn tay tự nhiên vốn dĩ không đẹp, và chỉ thực sự xinh xắn khi được sơn vẽ màu mè. Sơn móng tay cho bé từ quá sớm là mẹ đã gián tiếp đưa đẩy con “học đòi” làm người lớn từ khi còn quá bé, đồng thời tình cờ “tước đoạt” mất điều lẽ ra bé nên học được ở mai sau.
Chăm sóc trẻ tốt nhất không có nghĩa mẹ nên đưa bé đi spa làm đẹp. Có con gái không đồng nghĩa phải làm điệu mọi lúc mọi nơi, hoặc thiếu việc làm đẹp sẽ không có được sự hoàn hảo. Mẹ không nên dẫn bé đi làm những việc này thường xuyên, nếu không trẻ sẽ nghĩ rằng mình sinh ra vốn dĩ tự nhiên không đủ đẹp hay đủ tốt.


Dạy bé gái nữ tính là tốt, nhưng mẹ cũng đừng làm quá nhé. Vào những dịp đặc biệt, mẹ có thể tạo ngoại lệ để trẻ thấy thích thú hơn. Chọn những màu sơn nhẹ nhàng và không quá sặc sỡ. Đừng để bé lớn hơn tuổi và bị chê là “bà cụ non” mẹ nhé.


Với thông tin sơn móng tay cho trẻ em có ảnh hưởng đến sức khỏe không trên đây hy vọng các mẹ sẽ có thêm thông tin bổ ích trong cách chăm sóc nuôi dạy con cái một cách hiệu quả nhất giúp bé phát triển tự nhiên toàn diện. Chúc các bé luôn khỏe mạnh.

Tiết lộ bí quyết khiến con yêu uống đủ lượng nước cần thiết trong ngày


Theo như các nghiên cứu đã chứng minh 70% trong cơ thể bạn là nước và đối với trẻ nhỏ cũng không ngoại lệ. Cần phải cung cấp đầy đủ lượng nước vào cơ thể mỗi ngày thì trẻ mới phát triển khỏe mạnh toàn diện hơn. Nhưng đa phần các trẻ đề rất lười uống nước lọc, vì nước lọc không màu không mùi khiến trẻ không thích thú với món nước này. Vậy phải làm sao cho trẻ uống đầy đủ nước trong ngày, khắc phục tình trạng lười uống nước của trẻ, hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây nhé!

Tạo thói quen cho con


Ngay cả chúng ta mỗi khi bận rộn cũng thỉnh thoảng quên uống nước nên việc mong chờ một đứa bé có thể tự nhớ uống nước mỗi ngày gần như là một chuyện gần như không thể. Trong thời gian đầu, bạn nên nhắc nhở mỗi khi muốn bé uống nước. Không cần quá nhiều, mỗi lần vài hớp nước là được. Tất nhiên, đừng lựa lúc con đang chơi rượt đuổi mà “lôi” bé vào bắt bé uống nước, điều này sẽ làm con có ác cảm với việc uống nước đấy! Bạn cũng đâu muốn bị phá rối lúc đang chơi đúng không?

Chuẩn bị chiếc cốc đáng yêu cho con


Một ly uống nước hình siêu nhân hay có một cô công chúa trên đó sẽ khiến bé thích thú với việc uống nước hơn rất nhiều. Thú thật đi, đã bao lần bạn mua một ly nước hay một món ăn vì vẻ ngoài bắt mắt của chúng rồi. Các bé cũng vậy thôi, dễ bị cuốn hút bởi những thứ “xinh đẹp”. Bạn nên mua cho bé ly đúng với sở thích. Đặc biệt, những ly nước có cấu tạo đặc biệt thậm chí còn thu hút bé hơn nhiều nữa.

Cha mẹ hãy làm gương cho con

Trẻ con là bản sao của chính ba mẹ mình. Nên nếu bạn lười uống nước thì việc con không chịu uống nước cũng là điều hết sức dễ hiểu mà thôi. Mỗi khi uống nước, bạn có thể rót cho bé một ly và rủ bé uống chung với mình. Bé sẽ rất vui khi có thể cùng mẹ làm một việc gì đó, cho dù chỉ là uống nước thôi.

Xác định nhiệm vụ cho con

Bé đã có một chiếc ly riêng rồi đúng không? Vậy việc tiếp theo là mẹ có thể giao cho bé một lượng nước phù hợp với độ tuổi của con và ra hạn cho bé uống hết chúng trong vòng một ngày. Bạn nên chắc chắn rằng con sẽ không uống quá nhiều nước trong cùng một lần, vì như vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động của não.

Thường xuyên khích lệ, động viên con

Bạn có bao giờ khen con mỗi khi con tự uống nước chưa? Nếu chưa, bạn có thể thử cách này vào những lần sau. Một lời khen nhỏ thôi nhưng có thể giúp con siêng năng hơn nhiều đấy!

Mẹo hay giúp trẻ uống nước đầy đủ cần thiết trong một ngày trên đây hy vọng sẽ giúp cho các mẹ tạo cho bé một thói quen uống nước thật tốt tự giác hơn. Chú ý không nên bắt ép trẻ uống quá nhiều nước cần thiết có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ hạnh phúc khỏe mạnh. 

Hướng dẫn cha mẹ phương pháp giúp bổ sung chất kẽm cho bé yêu


Ngoài việc bổ sung vitamin D, vitamin C … thì việc bổ sung chất kẽm cho trẻ cũng cần được các bậc cha mẹ nên chú ý. Nếu thiếu kẽm thì mọi hoạt động của trẻ trở nên mệt mỏi, trẻ biếng ăn và ngày càng trở nên mệt mỏi. Cần bổ sung kẽm cho trẻ phát triển khỏe mạnh năng động hoạt bát trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để bổ sung đủ kẽm cho cơ thể của trẻ? Hãy cùng mecuteo.net tham khảo những thông tin khoa học dưới đây để có thêm thông tin hiểu được tầm quan trọng và chăm sóc trẻ tốt nhất với những thực phẩm giàu kẽm nhé!

Kẽm có vai trò như thế nào đối với sức khỏe của trẻ


Kẽm tham gia vào quá trình hình thành các enzym, giúp tổng hợp protein, thúc đẩy sự tăng trưởng của trẻ. Đối với những trẻ biếng ăn, kẽm đặc biệt có vai trò quan trọng vì nó kích thích sự thèm ăn, khiến bé ăn ngon miệng hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, Bổ sung kẽm sẽ giúp cải thiện chiều cao và cân nặng cho những bé còi xương và suy dinh dưỡng.

Trẻ em thường hiếu động chạy nhảy lung nên không tránh khỏi những vết trầy xước nhỏ trên tay chân. Nhờ có kẽm, những vết thương nhỏ này sẽ mau lành hơn rất nhiều. Ngoài ra, kẽm cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của các virút gây bệnh. Thậm chí, một nghiên cứu cho thấy, những trẻ em bị bệnh tiêu chảy liên tục trong nhiều ngày nếu bổ sung khoảng 10 – 20 gram kẽm mỗi ngày sẽ giảm gần 50% nguy cơ bị tiêu chảy kéo dài và giảm hẳn nguy cơ bị tiêu chảy trong vòng 6 tháng kế tiếp.

Ngoài ra, một nghiên cứu mới gần đây cho thấy, có thể kẽm chính là chìa khóa để giải quyết vấn đề tự kỷ của trẻ em đang dần phổ biến trong thời gian gần đây. Tuy các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu nhưng đã có rất nhiều bằng chứng liên quan đến vấn đề này.

Phương pháp bổ sung chất kẽm đúng cách cho bé yêu


Tùy theo độ tuổi của bé mà nhu cầu kẽm cũng khác nhau. Theo tổ chức Y Tế Thế Giới, những trẻ em dưới 12 tháng tuổi cần khoảng 5mg kẽm mỗi ngày. Những trẻ từ 1-10 tuổi cần khoảng 10mg mỗi ngày. Kẽm được hấp thu phần lớn ở ruột non, vậy nên hầu hết các trường hợp bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa thường có nguyên nhân chung là do thiếu kẽm.

Trong điều kiện chuẩn, lượng kẽm mà cơ thể hấp thụ được thông qua thức ăn là khoảng 30%, còn phần lớn sẽ bị thải ra ngoài thông dịch ruột, dịch tụy, nước tiểu và mồ hôi. Chính vì vậy mà trẻ rất dễ bị thiếu kẽm do chế độ ăn không đảm bảo được lượng kẽm cần thiết để bổ sung cho cơ thể.
Nếu bé nhà bạn đang có những biểu hiện như chán ăn, chập phát triển về trí não cũng như thể lực, suy dinh dưỡng, có các bệnh về da, niêm mạc… thì đã đến lúc bạn nên xem lại khẩu phần ăn của bé rồi đấy! Bạn nên tăng cường thêm những món như sữa, thịt bò, trứng, cá, đậu nành, tôm đồng… vào thực đơn hàng ngày của con. Đối với những bé nhỏ thì bạn nên duy trì việc cho con bú vì hàm lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ dễ hấp thu hơn trong sữa bò. Ngoài ra, để tăng cường hấp thu kẽm, bạn nên tăng cường bổ sung vitamin C cho bé.


Làm thế nào để bổ sung đủ kẽm cho trẻ phát triển khỏe mạnh. Vậy là các mẹ đã có câu trả lời rồi phải không nào. Kẽm là một nguyên tố không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ vì vậy các mẹ cần lưu ý bổ sung cho con đúng cách tốt nhất thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Chúc gia đình bạn luôn khỏe mạnh vui vẻ.

Hướng dẫn cha mẹ phương pháp giúp con uống thuốc nhanh chóng và hiệu quả


Cho trẻ uống thuốc là một việc làm cực kỳ khó khăn cho cả hai mẹ con nếu như không biết cho con uống thuốc đúng cách. Chỉ cần với một vài mẹo nhỏ là có thể đánh bay hết những nỗi lo khi phải cho con uống thuốc cũng như giúp con vượt qua nỗi sợ hãi khi đối mặt với những viên thuốc. Hãy cùng chúng tham khảo những thông tin dưới đây chắc chắn bạn sẽ có thêm cho mình những kinh nghiệm vô cùng hữu ích khi chăm sóc con cái nhé!

Giải thích từng loại thuốc cho con


Bản thân thuốc viên cũng có nhiều loại khác nhau, trước khi muốn biết cách cho con uống thuốc như thế nào là đúng, bạn nên xác định đúng loại thuốc bạn cần cho con uống. Dưới đây là các uống một số loại thuốc:
Thuốc thông thường: Đối với các loại thuốc thông thường, không có ghi chú gì đặc biệt, bạn chỉ cần cho con uống cả viên thuốc với nước, tốt nhất là nên sử dụng nước đun sôi để nguội.
Thuốc viên sủi bọt: Đối với các loại thuốc tăng cường vitamin và chất khoáng thường có dạng viên nén sủi bọt. Bạn nên để thuốc tan hẳn trong nước rồi mới cho con uống. Đặc biệt đối với những loại thuốc sủi chứa hàm lượng vitamin C cao, bạn không nên cho con uống vào buổi tối đâu nhé!
Một số loại thuốc điều trị các bệnh về dạ dày thường đòi hỏi bạn cần cho bé nhai trước khi uống.
Viên con nhộng: Những viên con nhộng này sẽ mất một khoảng thời gian trước khi tan trong ruột. Bạn đừng nên phá vỡ chúng hoặc nghiền nát vì điều này có thể làm mất tác dụng của thuốc hoặc gây ngộ độc khi sử dụng quá liều…

Mách bạn một số mẹo giúp bé uống thuốc dễ dàng


Trước khi đưa thuốc cho con, bạn cần phải rửa và lau khô tay hoàn toàn. Bạn nên cho bé ngồi hoặc đứng yên khi uống thuốc và uống cùng với một lượng nước vừa đủ để tránh việc thuốc dính lại ở thực quản của bé.
Đối với những bé nhỏ, việc nuốt cả một viên thuốc lớn là điều hết sức khó khăn với bé. Vậy nên mẹ có thể nghiền nát thuốc trước rồi mới cho con uống.
Nhiều mẹ quyết định cho con uống thuốc cùng với sữa hoặc các loại nước ép vì như vậy sẽ dễ uống hơn. Đây hoàn toàn không phải là một cách đúng đắn vì những chất khác nhau khi tác dụng có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Tốt nhất, nếu bạn muốn cho con uống thuốc bằng một loại nước nào khác ngoài nước lọc thì bạn nên hỏi xin ý kiến của bác sĩ trước.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi cho con uống thuốc. Bảo đảm tuân thủ theo tất cả những hướng dẫn ghi trên vỏ thuốc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chứ đừng tùy tiện cho con uống thuốc.

Mẹo cho bé uống thuốc dễ dàng không bị nôn trớ đơn giản hiệu quả trên đây hy vọng sẽ mang đến cho các mẹ những thông tin tuyệt vời có thể cho bé vượt qua những nỗi sợ hãi với vị đắng của thuốc. Phải từ từ dụ dỗ cho bé uống thuốc không được ép buộc vì rất dễ làm trẻ bị sặc rất nguy hiểm. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ mạnh khỏe.

Hướng dẫn cha mẹ phương pháp để loại bỏ những thói quen xấu cho con


Một số thói quen xấu của trẻ là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp hay tiêu hóa của trẻ nên các mẹ rất lo lắng, vậy làm thế nào giúp trẻ bỏ thói quen xấu hiệu quả nhất, mời các mẹ cùng tham khảo những biện pháp dưới đây của để có thêm thông tin nuôi dạy trẻ nhé.

Thói quen xấu cắn móng tay


Không chỉ là một thói quen xấu, cắn móng tay còn là hành động dễ khiến bé bị bệnh. Vi khuẩn rất dễ bám vào móng tay bé thông qua những hoạt động thường ngày. Nếu bé cắn móng tay, vi khuẩn sẽ theo đó vào cơ thể.
Cho bé tham gia nhiều hoạt động khác nhau như tô màu, lắp ráp hay nặn đất sét… để tay bé không “rảnh rỗi”, và bé sẽ không nghĩ đến chuyện cắn móng tay nữa. Ngoài ra, mẹ nên hường xuyên cắt móng tay cho bé và dạy bé thói quen rửa tay bằng xà phòng.

Thói quen xấu ngoáy mũi


Là một trong những thói quen thường gặp ở trẻ em, khi ngoáy mũi bé có thể đưa các loại vi trùng gây bệnh vào màng mũi của mình. Theo thống kê, những bé có thói quen ngoáy mũi thường có nguy cơ bị nghẹn hoặc “hóc” dị vật ở đường thở cao hơn những bé khác.
Khi thấy con bạn cho tay vào mũi, mẹ có thể đưa cho bé một chiếc khăn, dạy cho bé cách chùi sạch mũi bằng khăn. Mẹ cũng nên thường xuyên vệ sinh mũi của bé bằng nước muối sinh lý.
Trẻ em vốn hiếu động nên thường tò mò và thích khám phá thế giới. Các bé từ 6 tháng đến 3 tuổi luôn muốn… “sờ” và “nếm thử” bất cứ món gì vô tình hay cố ý “vớ” được. Vì thế, rất nhiều trường hợp các bé hít, nuốt phải dị vật và nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức…

Thói quen xấu sờ chỗ nhạy cảm

Thay vì chọc ghẹo hay bêu xấu thói quen này của bé, mẹ nên nhẹ nhàng khuyên nhủ bé, đặc biệt tuyệt đối không nên dùng bạo lực để ép trẻ. Ngoài ra, mẹ nên lưu ý nếu thấy trẻ có biểu hiện bứt rứt, khó chịu khi sờ vào “vùng kín”. Mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ trong những trường hợp này, rất có khả năng bé đang bị nhiễm trùng đường tiểu.

Thói quen xấu không bịt miệng khi ho hoặc hắt hơi

Trong trường hợp bé bị bệnh, thói quen này của bé rất có thể lây bệnh cho mọi người xung quanh. Mẹ nên dạy bé dùng khăn giấy hoặc khủy tay che mũi, miệng khi hắt hơi hoặc ho. Không nên dùng bàn tay, vì đây là nơi tập trung nhiều vi khuẩn nhất.

Hy vọng với làm thế nào để bé từ bỏ những thói quen xấu có hại cho sức khỏe trên đây các bạn sẽ tìm được biện pháp thích hợp giúp trẻ từ bỏ các thói quen xấu của mình một cách hiệu quả nhất hạn chế những nguy cơ về bệnh tật của trẻ. 
 
Copyright © 2016 Kenhcuabe
Powered byBlogger