BREAKING NEWS

Bài mới

Facebook

About us

From our Blog

Showing posts with label sile. Show all posts
Showing posts with label sile. Show all posts

Sunday, June 19, 2016

Thời điểm nào là thích hợp để tẩy giun cho trẻ

Tẩy giun cho trẻ là cách tốt nhất để cha mẹ tránh cho con khỏi những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, đau bụng,…Trẻ con thường rất nghịch ngợm, leo trèo, lê la quần áo dưới đất, nếu thích cái gì là cho vào mồm thứ đó, đây chính là nguyên nhân tạo giun, sán trong bụng. Vì vậy, sau đây bài viết sẽ giới thiệu đến cha mẹ thời điểm và cách thức tẩy giun đúng cách cho trẻ.


Thời điểm độ tuổi để tẩy giun ở trẻ nhỏ

Độ tuổi hợp lý để tẩy giun đó là 2 tuổi. Cũng có một số trưởng hợp do trẻ bị suy dinh dưỡng nên có thể tẩy sớm hơn, nhưng phải lựa chọn những loại thuốc phù hợp với bản thân.

Thuốc và cách điều trị


Khi con bị đau bụng, cha mẹ nên lựa chọn những loại thuốc có thành phần thích hợp (tránh trường hợp trẻ bị dị ứng với thành phần của thuốc). Bạn không cần phải bắt con nhịn đói để uống thuốc nhé, vì giờ đây các loại thuốc có thể uống bất cứ lúc nào trong ngày, và bất cứ thời điểm nào.

Tuy nhiên các bác sỹ đều khuyên cha mẹ nên cho con uổng buổi tối, vì đây là thời điểm thích hợp nhất. Các mẹ nên tẩy giun cho con 6 tháng/lần. Ngoải ra các trường mầm non hiện nay cũng cho trẻ uống thuốc tẩy giun vào đầu năm học. Cha mẹ nên tìm hiểu kỹ trước khi cho con uống.

Biện pháp ngăn chặn bệnh


Cách tốt nhất để trẻ không bị giun quấy đau bụng là cha mẹ nên dạy dỗ và chăm sóc con yêu. Cha mẹ nên dạy cho con cách vệ sinh quy củ và từng bước, dạy cho con ý thức khi vui chơi xong phải rửa tay lại với xà phòng. Bên cạnh đó, cha mẹ nên cắt móng tay, móng chân thường xuyên cho trẻ vì đây là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, giun sán. Không cho bé yêu đi lại ăn nói bữa bãi.


Hy vọng những thông tin trên đây đã chia sẻ và giúp ích thật nhiều cho cha mẹ trong việc chăm sóc con cái. Hãy thử và cảm nhận ngay cha mẹ nhé. Chúc gia đình bạn thành công và hạnh phúc.

Trẻ sơ sinh thở khò khè: Cha mẹ nên biết cách chăm sóc cho con


Khò khè là hiện tượng thường gặp khi mùa lạnh đến, đây là âm thanh khác lạ được phát ra từ miệng của trẻ. Hiện tượng này rất có thể là do bé mắc các bênh như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, vô cùng nguy hiểm. Cha mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân căn bệnh để phòng tránh cho con.

Hiện tượng này thường gặp ở những trẻ có độ tuổi từ 2 – 3 tuổi, đây là độ tuổi rất dễ bị hô hấp do phế quản của trẻ chưa được hoàn thiện. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh mà bị khò khè không được cha mẹ chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Phân biệt giữa khò khè và nghẹt mũi

Tuy nhiên có nhiều cha mẹ bị nhầm lẫn giữa khò khè và nghẹt mũi. Lúc này cha mẹ nên kiểm tra để xem chắc chắn con trẻ đang bị bệnh gì. Bạn hãy nhỏ từ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý Natri Cloric 0,9% để vệ sinh mũi cho con. Trong trường hợp con thở đều, nhẹ nhàng sau khi được nhỏ được muối sinh lý thì con bạn chỉ bị nghẹt mũi. Trong trường hợp con vẫn thở khò khè, cách tốt nhất lúc này là cha mẹ nên đưa con đi khám bác sỹ.

Tìm hiểu nguyên nhân bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Một trong những nguyên nhân mà trẻ gặp nhiều nhất chính là viêm phổi thường gặp ở bé dưới 6 tháng tuổi, hen phế quản hay còn gọi suyễn, thường gặp ở những trẻ trên 18 tháng tuổi.

Bên cạnh đó cũng có nguyên nhân khác như phế quản bị chèn ép, bệnh này do mạch máu bất thường; dị vật đường thở hoặc dị tất bẩm sinh.

Khi con có dấu hiệu bị khò khè, khó chịu thì cha mẹ nên kịp thời đưa con đến các bệnh viện để kiểm tra và điều trị. Cha mẹ tuyệt đối không nên tự mua thuốc để chữa bệnh cho con.


Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp ích được cho cha mẹ trong vấn đề chăm sóc khi con bị bệnh khò khè, khó thở. Hãy tham khảo và nhận biết nguyên nhẫn để chữa bệnh cho con đúng cách. Chúc bé yêu và gia đình vui khỏe và hạnh phúc.


Mách cha mẹ cách lau người khi con sốt


Thời tiết chuyển mùa khiến nhiệt độ thường thay đổi đột ngột, khiến cho không ít trẻ con ốm, thậm chí là sốt. Cha mẹ hết sức lo lắng, bồn chồn không yên, phải làm sao để con mau chóng hạ sốt? Cách lau người cho con thế nào là đúng cách. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây bạn nhé.



Khi trẻ sốt, cha mẹ nên kịp thời hạ sốt ngay cho con. Vì hệ miễn dịch của con chưa được hoàn thiện, vì thế khi sốt cao con rất dễ bị co giật, ảnh hưởng về trí não sau này. Một trong những cách hạ sốt nhanh nhất chính là lau người. Những lau người cho con thế nào là đúng cách?

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị 5 chiếc khăn mặt, thấm nước tốt, cặp nhiệt độ, chậu đựng nước. Tiếp đó bạn cho nước lạnh vào chiếc chậu đã chuẩn bị sẵn, rồi từ từ đồ nước nóng vào chậu (chú ý nước nóng bằng nửa chỗ nước lạnh). Bạn nên kiểm tra nhiệt độ nước trước khi lau lên người bé bằng cách nhúng tay vào, nhiệt độ nước thích hợp là nhiệt độ từ 50 – 60 độ C (bằng với nhiệt độ nước bé tắm hàng ngày).

Kế đó, cha mẹ nhúng cả 5 chiếc khăn vào chậu nước và vắt hờ (chú ý là không vắt ráo). Sau đó bạn lấy hai chiếc khăn kẹp vào nách cho trẻ để hạ sốt kịp thời cho trẻ. Hai chiếc khăn tiếp bạn lau hai bên bẹn cho con và chiếc khăn còn lại bạn lau một lượt khắp người. Một điểm lưu ý các bậc cha mẹ là tuyệt đối không được đắp khăn lên ngực của trẻ vì như vậy trẻ rất dễ bị viêm phổi.

Để con mau hạ sốt, cha mẹ nên thay phiên nhau cách 2 – 3 phút lại thay khăn một lần cho con. Nếu nước trong chậu đã nguội, bạn nên chú ý đổ thêm nước nóng vào. Sau khi đã lau người cho bé bạn nên để cho bé nằm nơi thoáng mát, tầm 15 phút lại kiểm tra nhiệt độ cho bé. Nếu nhiệt độ của bé vẫn cao và không có dấu hiệu giảm, cha mẹ nên cho con trẻ đến bệnh viện để được theo dõi. Trong trường hợp nhiệt độ cơ thể của con hạ sốt dưới 38 độ thì cha mẹ nên ngưng không lau khăn lên người con nữa. Trẻ bị sốt nên cha mẹ chú ý đến quần áo cho con, nên mặc những quần áo mỏng, thấm nước cho con.


Trên đây là cách lau người khi bé sốt cao. Hãy tham khảo và áp dụng khi con mình bị sốt bạn nhé. Chúc gia đình bạn vui khỏe và hạnh phúc.
Những bài viết hay: chăm sóc khi trẻ bị chân tay miệng và Bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị nghẹt mũi

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị nghẹt mũi?


Khi trời trở lạnh, trẻ thường gặp một số triệu chứng như ho, cảm, sốt và nghẹt mũi. Nghẹt mũi là hiện tượng khiến trẻ rất khó chịu, mệt mỏi, hay quấy khóc. Cha mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để áp dụng đúng cách mau chữa khỏi bệnh cho con.

Đối với những trẻ bị nghẹt mũi ở độ tuổi dưới 12 tháng khiến các mẹ rất lo lắng vì trẻ chưa biết thở bằng miệng thay cho mũi. Nhưng các mẹ không quá lo lắng vì hiện tượng này của con có thể được xử lý dễ dàng.

Không sử dụng thuốc nhỏ mũi của người lớn

Người lớn và trẻ nhỏ có sức đề kháng là khác nhau. Do đó cha mẹ tuyệt đối không nên sử dụng bừa bãi thuốc nhỏ mũi cho con. Rất có khả năng trẻ sẽ bị ngộ độc do những thành phần có trong thuốc.

Nhỏ dung dịch muối sinh lý

Cha mẹ nên sử dụng loại muối sinh lý để vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Nước muối sinh lý rất an toàn cho trẻ nên cha mẹ yên tâm để sử dụng cho con trẻ. Loại nước muối sinh lý này cha mẹ có thể tìm mua tại các cửa hàng bán thuốc y tế.

Nhỏ mũi đúng cách

Nhỏ mũi cho trẻ nhỏ các mẹ nên lưu ý để cho con nằm cao đầu hớn ó với bình thường, hạn chế để nhiệt độ khá thấp khiến mũi của con bị khô.

Hướng dẫn cách chữa nghẹt mũi


Khi bị ốm, lúc này mũi của trẻ có rất nhiều nước mũi, do đó để tránh cho con bị đau, các mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý vào và để 1 - 2 phút cho dịch mũi loãng, tiếp đó tiến hành lấy tăm bông thấm dịch mũi rồi lấy ra. Cứ tiếp tục làm cho đến khi mũi của trẻ sạch thì thôi.

Khi thông mũi cho trẻ, cha mẹ nên làm trước khi con bú, ăn hoặc trước lúc ngủ. Ngoài ra nếu con vẫn tiếp tục bị nghẹt mũi thì cha mẹ nên cho con đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị đúng cách.

Con bạn có đang bị nghẹt mũi? Nếu có hãy tham khảo ngay các cách trên để chăm sóc con tốt nhất các bạn nhé. Chúc gia đình bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc.    

Hướng dẫn cách phát hiện bệnh chân tay miệng mà cha mẹ không nên bỏ qua


Những năm trở lại đây căn bệnh chân tay miệng thường xuất hiện gây nhiều hoang mang, lo sợ cho các bậc phụ huynh. Nếu không điều trị triệt để có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm sau này. Vì thế cha mẹ nên tham khảo những thông tin sau để phát hiện và chữa trị kịp thời cho con. Cùng tìm hiểu cha mẹ nhé.
Bệnh chân tay miệng

Căn bệnh nào cũng có thể phòng tránh và chữa trị nếu cha mẹ biết cách. Đồng thời cha mẹ cũng không nên quá lo lắng vì chân tay miệng cũng rất dễ phòng tránh nếu cha mẹ kịp thời phát hiện và đưa con đến cơ sở y tế gần nhất.

Nguyên nhân của căn bệnh này là do tiếp xúc với môi trường có chứa vi rút, sau đó bé vô tình đưa lên mắt, mũi, miệng. Việc làm này vô tình khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào sâu trong cơ thể và phát bệnh. Vì thế cha mẹ nên hướng dẫn con cách rửa tay vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi đồ hàng và chuẩn bị vào bữa ăn. Ngoài ra để phòng tránh bệnh cho con, cha mẹ nên chú ý đến quần áo và sàn nhà, những nơi bé tiếp xúc nhiều nhất. Vì trẻ nhỏ thường có thói quen đưa tay lên mắt và miệng nhất, vì thế khi bé đã tiếp xúc với bệnh rất dễ lây lan.

Và một nguyên nhân nữa mà cha mẹ có thể không biết đó là khi tiếp xúc với môi trường, không may chính cha mẹ là người mang mầm mống căn bệnh. Tuy nhiên do hệ miễn dịch và sức đề kháng của người lớn tốt hơn trẻ nhỏ. Nên khi về nhà, khi chưa vệ sinh sạch sẽ cha mẹ đã tiếp xúc và vô tình lây bệnh qua con lúc nào không hay.

Vì thế chỉ cần chút bất cẩn vô hình con của bạn sẽ rất mắc bệnh. Trong trường hợp các mẹ phải đi làm, không thể chăm sóc con thì cần dặn dò người giúp việc nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi tiếp xúc cũng như chế biến món ăn cho con. Nghiêm cấm tình trạng vừa dọp dẹp nhà cửa vừa cho con ăn, việc làm này hết sức mất vệ sinh và tạo điều kiện cho vi rút phát triển.

Một nguyên nhân nữa mà các mẹ nên lưu ý là dù cho con có vệ sinh sạch sẽ nhưng nếu đi lớp mà tiếp xúc với những bạn bị nhiễm bệnh thì con của bạn cũng rất dễ bị lây lan. Vì thế nếu trong lớp của trẻ có người mắc bệnh, cha mẹ nên kịp thời kiểm tra sức khỏe ngay cho con. Vì khi lớp đã có trẻ nhiễm bệnh nghĩa là môi trường đó đã không lành mạnh. Do đó, để phòng bệnh cha mẹ nên cho con nghỉ học để chăm sóc tại nhà. Bên cạnh đó cha mẹ nên bổ sung vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho con nhỏ.

Khi đã nắm rõ nguyên nhân cha mẹ sẽ rất dễ dàng để phòng tránh căn bệnh phải không nào? Chân tay miệng đã không còn là nỗi lo sợ khủng khiếp với cha mẹ và cũng rất dễ để phòng tránh đúng không? Hãy tham khảo để phòng tránh cho con bạn nhé. Chúc gia đình bạn vui khỏe và hạnh phúc.     
 
Copyright © 2016 Kenhcuabe
Powered byBlogger