BREAKING NEWS

Bài mới

Facebook

About us

From our Blog

Showing posts with label benh-o-tre. Show all posts
Showing posts with label benh-o-tre. Show all posts

Saturday, July 9, 2016

Hướng dẫn cha mẹ phương pháp giúp bổ sung chất kẽm cho bé yêu


Ngoài việc bổ sung vitamin D, vitamin C … thì việc bổ sung chất kẽm cho trẻ cũng cần được các bậc cha mẹ nên chú ý. Nếu thiếu kẽm thì mọi hoạt động của trẻ trở nên mệt mỏi, trẻ biếng ăn và ngày càng trở nên mệt mỏi. Cần bổ sung kẽm cho trẻ phát triển khỏe mạnh năng động hoạt bát trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để bổ sung đủ kẽm cho cơ thể của trẻ? Hãy cùng mecuteo.net tham khảo những thông tin khoa học dưới đây để có thêm thông tin hiểu được tầm quan trọng và chăm sóc trẻ tốt nhất với những thực phẩm giàu kẽm nhé!

Kẽm có vai trò như thế nào đối với sức khỏe của trẻ


Kẽm tham gia vào quá trình hình thành các enzym, giúp tổng hợp protein, thúc đẩy sự tăng trưởng của trẻ. Đối với những trẻ biếng ăn, kẽm đặc biệt có vai trò quan trọng vì nó kích thích sự thèm ăn, khiến bé ăn ngon miệng hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, Bổ sung kẽm sẽ giúp cải thiện chiều cao và cân nặng cho những bé còi xương và suy dinh dưỡng.

Trẻ em thường hiếu động chạy nhảy lung nên không tránh khỏi những vết trầy xước nhỏ trên tay chân. Nhờ có kẽm, những vết thương nhỏ này sẽ mau lành hơn rất nhiều. Ngoài ra, kẽm cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của các virút gây bệnh. Thậm chí, một nghiên cứu cho thấy, những trẻ em bị bệnh tiêu chảy liên tục trong nhiều ngày nếu bổ sung khoảng 10 – 20 gram kẽm mỗi ngày sẽ giảm gần 50% nguy cơ bị tiêu chảy kéo dài và giảm hẳn nguy cơ bị tiêu chảy trong vòng 6 tháng kế tiếp.

Ngoài ra, một nghiên cứu mới gần đây cho thấy, có thể kẽm chính là chìa khóa để giải quyết vấn đề tự kỷ của trẻ em đang dần phổ biến trong thời gian gần đây. Tuy các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu nhưng đã có rất nhiều bằng chứng liên quan đến vấn đề này.

Phương pháp bổ sung chất kẽm đúng cách cho bé yêu


Tùy theo độ tuổi của bé mà nhu cầu kẽm cũng khác nhau. Theo tổ chức Y Tế Thế Giới, những trẻ em dưới 12 tháng tuổi cần khoảng 5mg kẽm mỗi ngày. Những trẻ từ 1-10 tuổi cần khoảng 10mg mỗi ngày. Kẽm được hấp thu phần lớn ở ruột non, vậy nên hầu hết các trường hợp bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa thường có nguyên nhân chung là do thiếu kẽm.

Trong điều kiện chuẩn, lượng kẽm mà cơ thể hấp thụ được thông qua thức ăn là khoảng 30%, còn phần lớn sẽ bị thải ra ngoài thông dịch ruột, dịch tụy, nước tiểu và mồ hôi. Chính vì vậy mà trẻ rất dễ bị thiếu kẽm do chế độ ăn không đảm bảo được lượng kẽm cần thiết để bổ sung cho cơ thể.
Nếu bé nhà bạn đang có những biểu hiện như chán ăn, chập phát triển về trí não cũng như thể lực, suy dinh dưỡng, có các bệnh về da, niêm mạc… thì đã đến lúc bạn nên xem lại khẩu phần ăn của bé rồi đấy! Bạn nên tăng cường thêm những món như sữa, thịt bò, trứng, cá, đậu nành, tôm đồng… vào thực đơn hàng ngày của con. Đối với những bé nhỏ thì bạn nên duy trì việc cho con bú vì hàm lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ dễ hấp thu hơn trong sữa bò. Ngoài ra, để tăng cường hấp thu kẽm, bạn nên tăng cường bổ sung vitamin C cho bé.


Làm thế nào để bổ sung đủ kẽm cho trẻ phát triển khỏe mạnh. Vậy là các mẹ đã có câu trả lời rồi phải không nào. Kẽm là một nguyên tố không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ vì vậy các mẹ cần lưu ý bổ sung cho con đúng cách tốt nhất thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Chúc gia đình bạn luôn khỏe mạnh vui vẻ.

Hướng dẫn cha mẹ phương pháp giúp con uống thuốc nhanh chóng và hiệu quả


Cho trẻ uống thuốc là một việc làm cực kỳ khó khăn cho cả hai mẹ con nếu như không biết cho con uống thuốc đúng cách. Chỉ cần với một vài mẹo nhỏ là có thể đánh bay hết những nỗi lo khi phải cho con uống thuốc cũng như giúp con vượt qua nỗi sợ hãi khi đối mặt với những viên thuốc. Hãy cùng chúng tham khảo những thông tin dưới đây chắc chắn bạn sẽ có thêm cho mình những kinh nghiệm vô cùng hữu ích khi chăm sóc con cái nhé!

Giải thích từng loại thuốc cho con


Bản thân thuốc viên cũng có nhiều loại khác nhau, trước khi muốn biết cách cho con uống thuốc như thế nào là đúng, bạn nên xác định đúng loại thuốc bạn cần cho con uống. Dưới đây là các uống một số loại thuốc:
Thuốc thông thường: Đối với các loại thuốc thông thường, không có ghi chú gì đặc biệt, bạn chỉ cần cho con uống cả viên thuốc với nước, tốt nhất là nên sử dụng nước đun sôi để nguội.
Thuốc viên sủi bọt: Đối với các loại thuốc tăng cường vitamin và chất khoáng thường có dạng viên nén sủi bọt. Bạn nên để thuốc tan hẳn trong nước rồi mới cho con uống. Đặc biệt đối với những loại thuốc sủi chứa hàm lượng vitamin C cao, bạn không nên cho con uống vào buổi tối đâu nhé!
Một số loại thuốc điều trị các bệnh về dạ dày thường đòi hỏi bạn cần cho bé nhai trước khi uống.
Viên con nhộng: Những viên con nhộng này sẽ mất một khoảng thời gian trước khi tan trong ruột. Bạn đừng nên phá vỡ chúng hoặc nghiền nát vì điều này có thể làm mất tác dụng của thuốc hoặc gây ngộ độc khi sử dụng quá liều…

Mách bạn một số mẹo giúp bé uống thuốc dễ dàng


Trước khi đưa thuốc cho con, bạn cần phải rửa và lau khô tay hoàn toàn. Bạn nên cho bé ngồi hoặc đứng yên khi uống thuốc và uống cùng với một lượng nước vừa đủ để tránh việc thuốc dính lại ở thực quản của bé.
Đối với những bé nhỏ, việc nuốt cả một viên thuốc lớn là điều hết sức khó khăn với bé. Vậy nên mẹ có thể nghiền nát thuốc trước rồi mới cho con uống.
Nhiều mẹ quyết định cho con uống thuốc cùng với sữa hoặc các loại nước ép vì như vậy sẽ dễ uống hơn. Đây hoàn toàn không phải là một cách đúng đắn vì những chất khác nhau khi tác dụng có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Tốt nhất, nếu bạn muốn cho con uống thuốc bằng một loại nước nào khác ngoài nước lọc thì bạn nên hỏi xin ý kiến của bác sĩ trước.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi cho con uống thuốc. Bảo đảm tuân thủ theo tất cả những hướng dẫn ghi trên vỏ thuốc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chứ đừng tùy tiện cho con uống thuốc.

Mẹo cho bé uống thuốc dễ dàng không bị nôn trớ đơn giản hiệu quả trên đây hy vọng sẽ mang đến cho các mẹ những thông tin tuyệt vời có thể cho bé vượt qua những nỗi sợ hãi với vị đắng của thuốc. Phải từ từ dụ dỗ cho bé uống thuốc không được ép buộc vì rất dễ làm trẻ bị sặc rất nguy hiểm. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ mạnh khỏe.

Giúp bé yêu tăng cân nhanh chóng mà cha mẹ không phải ép ăn


Tình trạng trẻ biếng ăn hiện nay đang gia tăng nguyên nhân có thể do sức khỏe hoặc những yếu tố tác động bên ngoài. Nếu để tình trạng trẻ biếng ăn quá lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển sau này của trẻ. Dưới đây là những giải pháp giúp trẻ hết biếng ăn ngon miệng nhanh chóng tăng cân trở lại an toàn, hãy cùng tham khảo để có thêm kinh nghiệm kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng con cái tốt nhất nhé!

Phát hiện dấu hiệu trẻ đang biếng ăn


Khi bé tốn quá nhiều thời gian cho bữa trưa, bé có thể sẽ bỏ mứa thức ăn hoặc bé thấy no tới tận bữa cơm chiều và thế là bé lại tiếp tục mất một hoặc hai tiếng đồng hồ cho bữa tối. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng khiến các bà mẹ thường rơi vào trạng thái căng thẳng và bực bội mỗi khi tới giờ ăn của con.
Các bà mẹ có thể có quan điểm khác nhau về vấn đề này nhưng dưới đây là một số dấu hiệu điển hình.

- Ăn một bữa mất từ 30-45 phút hoặc hơn
- Thích nghịch thức ăn hơn là nhai và nuốt chúng
- Ngậm thức ăn mà không chịu nhai hoặc nhai mà không nuốt
- Phải có người nhắc mới chịu nhai và nuốt thức ăn
- Phải cho uống nước lọc, nước canh hoặc nước trái cây mới chịu nuốt

Rất nhiều bà mẹ “khổ sở” vì thói quen ăn chậm của con và thật khó kiềm chế cơn giận khi bữa nào trẻ cũng dây dưa rất lâu mới ăn xong. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, có những lí do bao gồm cả khách quan lẫn chủ quan dẫn đến việc một đứa bé ăn quá chậm, bao gồm:

- Khả năng tập trung của trẻ còn kém
- Trẻ thích “khám phá” thức ăn trước khi thực sự ăn chúng
- Trẻ ăn vặt suốt ngày nên đã no và không buồn ăn bữa chính
- Trẻ muốn thể hiện sự tự chủ trong ăn uống của mình

Hầu hết bọn trẻ đều có giai đoạn ăn rất chậm ở độ tuổi mà chuyện chơi luôn gây thích thú hơn chuyện ăn uống. Bên cạnh đó, tình trạng chậm phát triển thể chất nói chung cũng có thể là nguyên nhân khiến con biếng ăn và ăn chậm.
Ép con ăn bằng cách la mắng hoặc đánh con thường không đem lại kết quả khả quan nào.

Hướng dẫn cha mẹ phương pháp giúp con trẻ ăn ngon miệng

Đặt mục tiêu một cách thực tế

30-45 phút là khoảng thời gian hợp lý cho một bữa ăn của trẻ nhỏ nên nếu bạn ép con phải ăn xong sau 15 phút, có lẽ bạn nên xem lại. Ăn quá nhanh hoặc quá chậm đều không tốt cho dạ dày của trẻ. Bên cạnh đó, việc bắt một đứa trẻ đang ăn một bữa mất một tiếng giảm xuống còn 15 phút dường như là bất khả thi.

Giảm bớt thức ăn vặt

Hầu hết bọn trẻ con đều thích ăn vặt và sẽ ăn vặt liên tục nếu có thể. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng trẻ đến bữa ăn đã lưng bụng và không thiết tha với các thức ăn trước mặt nữa. Mỗi ngày, chỉ cho con ăn vặt một lần và nên chọn loại thực phẩm lành mạnh mà không khiến trẻ bị no như trái cây hoặc sữa chua chẳng hạn. Bên cạnh đó cũng cần đặt ra thời gian biểu cụ thể cho các bữa ăn, bao gồm 3 bữa chính cách nhau 3-4 tiếng.

Dành thời gian nhiều hơn cho trẻ

Một trong những nguyên nhân về mặt tâm lý khiến trẻ ăn chậm là vì muốn được bố mẹ chú ý nhiều hơn. Và nếu bạn tự nhìn nhận được rằng mình thường ít dành thời gian cho con, đây rất có thể là lý do cho tình trạng “ăn chậm như rùa” của bé. Thử nói chuyện và chơi với con nhiều hơn, có thể thói quen chậm chạp kia sẽ nhanh chóng được cải thiện đấy.

Giải pháp giúp trẻ hết biếng ăn ngon miệng tăng cân nhanh nhất trên đây đảm bảo an toàn cho sự phát triển của trẻ cũng như giảm bớt sự lo lắng của mẹ khi chăm sóc con cái. Nếu tình trạng ăn chậm, biếng ăn kéo dài rất nguy hiểm cho con cần phải nhanh chóng khắc phục. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ hạnh phúc bé yêu phát triển khỏe mạnh.

Trẻ bị hăm tã, mẹ cần lưu ý gì?


Trẻ từ khi sinh ra tới 2 tuổi thì tã được sử dụng thường xuyên đồng hành cùng trẻ. Nhưng trong những ngày nắng nóng việc dùng tã cho trẻ có thể khiến trẻ bị hăm tã gây đau đớn và khó chịu. Vậy mẹ cần phải lưu ý những gì để tránh con bị hăm tã?

Hăm tã ở trẻ là gì?


Hăm tã là vùng tiếp giáp giữa da và tã có thể bị ửng đỏ gây nứt nẻ, đóng vảy hoặc thậm chí mưng mủ. Tuy không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng khiến trẻ khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe nếu trẻ cứ quấy khóc và đau đớn kéo dài.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị hăm tã


Trẻ bị hăm tã thường do sử dụng tác quá lâu và nước tiểu ứ đọng bên trong tã hoặc lượng nước từ phân chứa nhiều axit gây tổn hại da của trẻ khiến trẻ bị hăm. Đôi khi trẻ bị hăm tã do mẹ quấn tã quá chặt, mẹ chưa lau khô da trước khi mặc bỉm cho trẻ hoặc lạm dụng phấn rôm khiến da không thể thoát ẩm.
Nguyên nhân khác có thể do trẻ bị dị ứng tã hoặc dị ứng với tã vãi do bột giặt, nước xả vải mà mẹ dùng.

Làm gì khi trẻ bị hăm tã?


Mẹ cần xác định nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã để từ đó có hướng điều chỉnh chính xác và triệt để. Nếu trẻ bị hăm tã mới thì cần phải xem là có phải trẻ bị dị ứng tã hay không. Nếu nghi ngờ thì có thể dừng sử dụng tã một vài ngày để xác định và theo dõi tình hình của trẻ.
Mẹ thường xuyên vệ sinh cho trẻ nhất là vùng bị hăm, giữ cho phần này thường xuyên được khô thoáng. Tuyệt đối không được tùy tiện bôi thuốc hoặc đắp lá cho trẻ vì có thể làm vết thương trầm trọng hơn. Tốt nhất nên đưa trẻ tới bác sĩ để được tư vấn chữa trị.

Lưu ý phòng chống hăm tã cho trẻ

Mẹ nên chọn tã phù hợp với kích thước và độ tuổi của trẻ
Thường xuyên thay tã cho trẻ từ 4-5 tiếng/lần ngay cả khi trẻ không đi vệ sinh.
Rửa sạch, lau khô vùng quấn tã trước khi thay tã và mặc tã mới. Tạo điều kiện để vùng da mặc tã của trẻ được khô thoáng. Mẹ không nên thoa phấn rôm lên vùng da được mặc tã tránh làm bít tắc lỗ chân lông.
Thoa kem chống hăm chứa oxi kem cho trẻ sau mỗi lần thay tã và lật cạp bỉm ra bên ngoài để tránh phần này cọ vào bụng trẻ.


Món ăn dặm cho trẻ, mẹ đừng quên khoai lang


Từ lâu khoai lang đã trở thành thực phẩm dân giã rất tốt cho sức khỏe của con người. Với hương vị thơm ngon cùng hàm lượng chất dinh dưỡng “khủng”, khoai lang là sự lựa chọn thông minh của các bậc cha mẹ dành cho bé yêu. Khoai lang cực tốt cho hệ tiêu hóa non yếu của trẻ nhỏ. Sau đây vài viết sẽ giới thiệu đến các bậc cha mẹ nhưng công dụng và cách chế biến món ăn dặm từ khoai lang cho con nhỏ. Cùng tìm hiểu nhé.

Công dụng của củ khoai lang


Trong củ khoai lang chứa rất nhiểu beta caroten, đây là chất để giúp cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Không chỉ hỗ trợ giúp bé có đôi mắt sáng khỏe mà còn ngăn ngừa một số bệnh liên quan đến mắt. Đặc biệt những dưỡng chất trong củ khoai lang còn bảo vệ cơ thể cho trẻ nhỏ khỏi những bệnh thông thường và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ.
Ngoải ra, khoai lang còn chứa hàm lượng khủng folic, sắt và canxi giúp bé tăng trưởng và phát triển chiều cao cho trẻ nhỏ.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Khoai lang có chứa hàm lượng chất xơ khá cao, vì vậy nếu bé nhà bạn đang bị táo bón hãy bổ sung khoai lang vào chế độ ăn uống cho con bạn nhé. Ăn khoai sẽ giúp hệ tiêu hóa của con được hoạt động dễ dàng hơn đó.

Hướng dẫn cha mẹ cách chế biến món ăn đa dạng cho con yêu


Khoai lang là thực phẩm chế biến được rất nhiều món ăn. Bạn có thể sử dụng khoai lang để nấu cháo, nấu canh, làm chè, thạch…cho con. Ưu điểm của khoai lang là nhanh chín, nên nếu bạn đang bận có thể cắt vỏ khoai lang và cho quay lò vi sóng. Chỉ với 5 phút bạn đã có món ăn bổ dưỡng cho bé yêu nhà mình rồi bạn nhé. Hãy tham khảo và nấu các món ăn dinh dưỡng cho con.

Một số điểm cha mẹ cần lưu ý

- Nếu chưa sử dụng hết chỗ khoai đã mua, cha mẹ nên bảo quản trong tủ lạnh hoặc những nơi thoáng mát để thực phẩm luôn được tươi ngon.
- Vẫn biết khoai lang rất tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng cha mẹ cũng không nên cho con sử dụng nhiều sẽ dễ khiến trẻ bị đầy hơi, khó tiêu.
- Bạn nên thực hiện phương pháp ăn chín uống sôi cho con, tuyệt đối không cho trẻ ăn khoai sống.
- Mẹo chọn khoai lang mà mẹ nên biết: bạn nên chọn những củ tươi, có màu tươi sáng, cứng, không bị dập, không bị hà, và đặc biệt là nên chọn những củ nhỏ sẽ ngon hơn những củ khoai to đó nhé.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp ích được cho các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu. Hãy tham khảo để bé yêu được phát triển toàn diện bạn nhé. Nếu mẹ nào chưa biết đến lợi ích của khoai lang thì nên bổ sung ngay thực phẩm này vào khẩu phần ăn cho con nhỏ bạn nhé. Chúc bé yêu nhà bạn luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Cha mẹ đã biết gì về phương pháp ru bé ngủ PUPD?


Những năm trở lại đây cụm từ PUPD đã không còn xa lạ với các bậc phụ huynh. Hầu hết cha mẹ nào cũng mong muốn con yêu nhà mình được ngủ ngon giấc và phát triển khỏe mạnh phải không nào? Tuy nhiên có nhiều bé thường có thói quen ngủ ban ngày rồi lại chơi vào ban đêm. Khiến cho không chỉ cha mẹ mà các thành viên trong ra đình đều cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách giúp bé yêu ngủ ngon bằng phương pháp PUPD bạn nhé.

PUPD nghĩa là gì?


PUPD là viết tắt của cụm từ Put up/ Put down, có nghĩa là nâng lên và hạ xuống. Đến giờ đi ngủ mà bé yêu còn thức, cha mẹ hãy bế con lên vỗ về, hát ru rồi đặt xuống để bé chìm vào giấc ngủ.
Cách làm này đòi hỏi cha mẹ phải kiên trì vì có những bé thường thích thú với việc đưa lên hạ xuống hơn là thư thái dễ ngủ.

Thời gian áp dụng


Thông thường thời gian để áp dụng phương pháp này là 5 ngày. Tuy nhiên, có những trẻ chưa quen với phương pháp này sẽ phải mất ít nhất 3 tuần.
Nhiều bà mẹ ủng hộ phương pháp này vì cho rằng nó rất hay, giúp cho mẹ và bé gần nhau hơn. Tuy nhiên cũng có những mẹ gặp khó khăn vì không biết lúc nào thì hạ con xuống. Nếu đặt không đúng cách sẽ khiến con tỉnh giấc và khó chìm vào giấc ngủ hơn.

Mách cha mẹ bí quyết thành công của phương pháp PUPD


- Bí quyết đầu tiên để dẫn tới thành công đó là cha mẹ nên nghỉ ngơi và chuẩn bị sẵn tinh thần trước. Vì nếu cha mẹ không có sức khỏe thì sẽ không thể ru con ngủ được.
- Có những trẻ chưa thích nghi được với phương pháp này, cha mẹ cần kiên nhẫn cho con thời gian để tập làm quen.
- Nếu như bạn gặp khó khăn hay nhờ người thân trong gia đình giúp đỡ.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp ích được cho các bậc cha mẹ trong quá trình nuôi dạy trẻchăm sóc trẻ nhỏ. Chúc gia đình bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.      


Friday, July 8, 2016

Xoắn ruột ở trẻ nhỏ và các nguy hiểm tiềm ẩn


Xoắn ruột là bệnh rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ bởi nếu cấp cứu chậm trễ thì rất có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm thậm chí nguy hại đến tính mạng của trẻ.

Xoắn ruột là gì?


Xoắn ruột là hiện tượng 1 phần ruột non hoặc ruột già của bé bị xoắn lại gây đau bụng dữ dội ở trẻ. Xoắn ruột có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới như quay ruột bất thường ở trẻ sơ sinh, người đã từng phẫu thuật có khối u cũng có thể mắc chứng bệnh này.
Một số trẻ mắc chứng xoắn ruột do nguyên nhân bẩm sinh xảy ra trong quá trình thai nhi xoay và cố định ruột trong giai đoạn cuối thai kỳ. Bệnh xoắn ruột thường xuất hiện ở nhiều lứa tuổi và nhiều nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi.

Xoắn ruột có nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe của trẻ?

Khi xoắn ruột mà được cấp cứu kịp thời thì ruột sẽ được tháo xoắn và hoạt động bình thường trở lại nhưng trong một số trường hợp đến bệnh viện muộn thì dễ bị làm nghẽn mạch máu dẫn đến hoại tử. Lúc này ổ bụng không thể phục hồi và ruột bị hoại tử có thể gây nhiễm trùng và nhiễm độc ổ bụng dẫn tới tử vong. Chính vì thế cần phải cắt ngay đoạn ruột bị hoại tử, từ đó ảnh hưởng lớn tới chức năng của bộ máy tiêu hóa.

Dấu hiệu và cách xử trí trẻ bị xoắn ruột

Dấu hiệu trẻ bị xoắn ruột với trẻ dưới 2 tuổi thường là tự nhiên bỏ bú, quấy khóc đột ngột, da tím tái đi kèm đau bụng dữ dội, cơn đau kéo dài từ 15-20 phút. Bụng chướng lên và nôn ra dịch màu xanh, vàng. Trẻ đi đại tiện ra chất nhầy màu đỏ hoặc nâu đen.

Xử lý như thế nào?

Trong thời gian bị xoắn ruột mẹ cần phải đưa con đi cấp cứu trong vòng 6 giờ kể từ khi có triệu chứng. Nếu để lâu hơn thì rất có khả năng phải cắt bỏ ruột hoặc bị sốc nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến tính mạng trẻ.
Mẹ cần nên chú ý đến các biểu hiện ở nhà của con để tránh tự ý điều trị hoặc tự ý dùng thuốc khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ. Mẹ cũng nên có một chế độ ăn hợp lý cho trẻ để bé khỏe mạnh hơn.


Trẻ nên dùng dầu gió hay không?


Mẹ thường dùng dầu gió cho trẻ khi thấy trẻ bị đau bụng hoặc dùng làm ấm cơ thể trẻ trong thời tiết lạnh nhưng không phải trẻ nào cũng dùng được dầu gió và dùng chưa đúng cách cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ.

Dầu gió là gì?


Dầu gió là tên gọi chung nói về các loại dầu được chiết xuất từ tinh dầu của các loại thảo dược thiên nhiên như hồi, quế, long não,… Trong đông y, dầu gió có vị cay, tính mát và có tác dụng trong một số bệnh liên quan đến hô hấp như cảm, ho, sốt, hoặc các chứng như đau viêm, đau cơ, khớp,…
Các hoạt chất được có chủ yếu trong các loại dầu là metyl salicylat và menthol. Chất menthol bốc hơi nhanh và giúp gây tê tại chỗ nên tạo cảm giác mát lạnh do kích thích bài tiết mồ hôi và làm hạ thân nhiệt. Còn chất metyl salicylat lại là chất lỏng dễ thấm qua da, giúp giảm đau cơ bắp, chống tê thấp.

Cho trẻ dùng dầu gió có nên hay không?


Một số tác dụng phụ của dầu gió

Dầu gió có rất nhiều công dụng trong các trường hợp cảm, sốt, ho, đau cơ,… nhưng trong các loại dầu này cũng có một số tác dụng phụ có thể gây kích ứng cho trẻ nhỏ.
Chất metyl salicylat khi gặp nước sẽ càng nóng mạnh và có khả năng làm bỏng rộp da từ đó gây rối loạn thân nhiệt nếu thoa lên cơ thể với diện rộng. Bên cạnh đó, công dụng tăng tiết mồ hôi của menthol lại khiến thân nhiệt trẻ bị hạ thấp rất nguy hiểm.

Nếu mẹ dùng các loại dầu gió để thông mũi thì cũng có thể dẫn tới các biến chứng như rách vùng màng nhầy gây tổn thương mũi, họng và hệ hô hấp. Đối với các dầu gió với tinh dầu bạc hà còn có nguy cơ gây ức chế tuần hoàn tim và hô hấp dẫn đến ngưng tim, ngưng thở vô cùng nguy hiểm.

Trẻ bao nhiêu tuổi có thể dùng dầu gió?


Mẹ không nên dùng dầu gió cho trẻ dưới 2 tuổi và khi mẹ đang mang thai hoặc cho con bú. Trong một số trường hợp không nên dùng dầu gió như bị lở ngứa hoặc khi vừa ốm dậy hoặc lúc bị sốt cao, táo bón,…

Các lưu ý khi dùng dầu gió

Khi nào nên dùng dầu gió

Mẹ chỉ nên dùng dầu gió cho trẻ trong các trường hợp trẻ bị cảm cúm, nhức đầu và mắc các chứng liên quan đến hô hấp, các bệnh về tiêu hóa như đau bụng và khi trẻ bị tụ máu, chống say tàu xe, côn trùng đốt,…
Sử dụng dầu gió đúng cách

Mẹ cần phải rửa sạch nơi cần thoa dầu và lau khô. Dùng đầu ngón tay trỏ lấy một lượng dầu vừa đủ rồi thoa lên chỗ đau. Nếu thoa dầu cho trẻ bị đau bụng thì nên thoa ở vùng quanh rốn, hoặc thoa ở thái dương nếu trẻ bị đau đầu,… Mẹ cũng không nên dùng dầu thường xuyên cho trẻ tránh việc “nhờn” dầu dẫn tới không có tác dụng.  Mẹ tránh thoa dầu vào các vết thương hở và vùng mắt.  Đưa trẻ tới bác sĩ để khám kịp thời nếu trẻ có biểu hiện bệnh đau nặng, bởi dầu gió chỉ có tác dụng giảm đau nhất thời mà thôi.

Dị ứng thức ăn ở trẻ ăn dặm và những điều cần biết


Dị ứng thức ăn ở trẻ vốn là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch với các loại thực phẩm mà với người bình thường thì không gây hại. Việc dị ứng thức ăn ở trẻ có thể khiến trẻ sinh ra các triệu chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Trong giai đoạn trẻ ăn dặm là giai đoạn cần được bổ sung các dinh dưỡng từ thực phẩm là chủ yếu, nếu trẻ bị dị ứng với một số thực phẩm trong thời kỳ này thì khiến trẻ dễ bị duy dinh dưỡng hoặc thiếu chất. Hiện tượng này thường xảy ra với tỷ lệ cao ở trẻ, nhất là đối với trẻ dưới 3 tuổi.

Nguyên nhân và biểu hiện của dị ứng thức ăn ở trẻ ăn dặm


Dị ứng thức ăn ở trẻ ăn dặm có nhiều nguyên nhân như đường ruột và hệ miễn dịch của trẻ đang non yếu nên dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với các thức ăn mới. Khả năng dị ứng sẽ cao hơn khi tiền sử trong gia đình bé có người đã từng bị dị ứng thức ăn.

Dị ứng thức ăn ở trẻ ăn dặm thường có biểu hiện ngay sau khi trẻ ăn thử thức ăn hoặc trong vòng từ 2 giờ đề vài ngày sau khi ăn với các triệu chứng như thay đổi nét mặt hoặc mặt tái đi sau khi ăn. Triệu chứng nặng hơn là nổi mề đay, ngứa, viêm da, nôn trớ và quấy khóc kéo dài hoặc thậm chí là sốc phản vệ, nghẹt thở, toát mồ hôi, tụt huyết áp,…

Các loại thức ăn dễ gây dị ứng với trẻ ăn dặm như hải sản (tôm, sò, mực,…), trứng, ngũ cốc, sữa bò,… Chính vì thế, mẹ không nên cho con thử ăn hải sản trước khi trẻ được 8 tháng tuổi và nếu gia đình có tiền sử bị dị ứng thì cũng không nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn thử. Mẹ cũng nên lưu ý khi cho con ăn trứng, đặc biệt là lòng trắng trứng. 

Các loại ngũ cốc mẹ cũng nên cẩn trọng khi cho trẻ ăn, đặc biệt là đậu phộng (lạc) cũng như các chế phẩm từ đậu phộng mẹ cũng nên tránh cho trẻ ăn. Đối với sữa bò, trẻ rất dễ bị dị ứng với thành phần đạm sữa bò gây nên các triệu chứng nôn ói, nổi ban,…mẹ cần phải lưu ý trước khi cho con uống cũng như tránh các chế phẩm như phô mai, váng sữa...

Dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm khi trẻ bị dị ứng thực phẩm


Nếu mẹ nghi ngờ trẻ bị dị ứng với một số loại thức ăn nào đó thì mẹ cần phải cho trẻ đi khám và thực hiện các xét nghiệm để biết chính xác là dị ứng với loại thực phẩm nào. Loại bỏ thực phẩm đó ra khỏi thực đơn của trẻ hằng ngày và sau khi trẻ trên 3 tuổi thì thử lại với một lượng rất ít xem trẻ có còn bị dị ứng hay không. Tốt nhất mẹ nên tới bác sĩ để khám và xem xét tình trạng của trẻ mà được bác sĩ tư vấn thực đơn dinh dưỡng sao cho phù hợp.

Lưu ý khi cho trẻ ăn đề phòng dị ứng

Mẹ không nên cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng và phải cho bú mẹ hoàn toàn để hạn chế các nguy cơ dị ứng. Nắm rõ thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ để biết rõ nguyên nhân hay thực phẩm nào gây ra dị ứng cho trẻ.

Chỉ nên cho trẻ ăn một lượng nhỏ nếu là thức ăn mới và cần được theo dõi từ 3-5 ngày sau khi ăn xem có bị dị ứng hay không.


Phương pháp giải quyết triệt để hiện vẫn chưa có nhưng việc phát hiện nguyên nhân và loại bỏ ra khỏi thực đơn là phương án duy nhất để tránh cho trẻ khỏi bị dị ứng sau này. Bên cạnh đó mẹ cần phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, tránh việc thiếu chất dẫn tới suy dinh dưỡng. 

Chăm sóc đôi mắt con sáng khỏe


Đôi mắt sáng khỏe giúp trẻ ngắm nhìn mọi thứ tốt hơn, từ đó mọi nhận thức cũng lanh lợi và linh hoạt hơn. Vậy chăm sóc đôi mắt cho con trẻ như thế nào, chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Quá trình phát triển thị lực ở trẻ nhỏ

Thị lực khi trẻ mới chào đời


Khi trẻ mới chào đời vẫn chưa biết phối hợp nhìn bằng 2 mắt và chỉ biết phân biệt được các màu sắc tương phản. Mẹ có thể cảm nhận thấy mắt trẻ bị lác ở giai đoạn này do nguyên nhân trên. Nhưng tình hình sẽ được cải thiện theo thời gian, nếu không thì mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ để khám và điều trị.

Thị lực trẻ giai đoạn từ 1 đến 4 tháng


Từ 1-2 tháng tuổi, trẻ có khả năng nhìn bằng 2 mắt để theo dõi các sự vật chuyển động trước mắt cũng như đã phân biệt được các màu sắc khác nhau. Từ đoạn 2-4 tháng thì trẻ đã có thể hoàn thiện các kỹ năng theo dõi đồ vật và có nhận thức về chiều sâu ở tháng thứ 4.

Thị lực trẻ giai đoạn từ 5 đến 8 tháng


Khi trẻ được 5 tháng tuổi thì đã có khả năng nhìn vào một điểm ở đồ vật nhỏ và dõi theo các chuyển động cũng như phân biệt các màu sắc tương tự và các màu nhạt.
Trong giai đoạn này, trẻ đã có thể nhận ra một vật sau khi thoáng thấy đồ vật đó.
Thị lực trẻ từ 6-8 tháng thì đã có khả năng nhìn rõ và nhìn theo chiều sâu như nhìn người lớn hoặc các vật ở xa. Từ sau 8 tháng thì trẻ đã có thể nhìn thấy mọi vật xung quanh như người lớn.

Các bệnh về mắt phổ biến thường gặp ở trẻ

Tật khúc xạ


Tật khúc xạ bao gồm 3 loại cận thị, viễn thị và loạn thị.
Đối với cận thị thì mắt có khả năng nhìn gần và ngược lại viễn thị thì mắt chỉ nhìn xa được. Hiện tượng loạn thị là mắt nhìn mờ không rõ nét và có thể đi kèm với cận hoặc viễn thị. Nguyên nhân khiến gây ra tật khúc xạ có rất nhiều trong đó có các nguyên nhân như điều kiện môi trường, di truyền, ánh sáng,…

Các chứng đau mắt


Các chứng đau mắt trẻ thường gặp như đau mắt hột, viêm kết mạc,…và chúng thường do virut gây ra hoặc bị lây nhiễm do tiếp xúc với người bệnh hoặc đồ vật của người bệnh.

Các chứng bệnh do thiếu vitamin A

Khi cơ thể trẻ thiếu vitamin A thì rất có nguy cơ bị quáng gà, khô mắt,nhuyễn biểu mô kết mạc và có thể gây mù. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ các thực phẩm giàu vitamin A cũng như các loại thuốc được bác sĩ kê đơn giúp hỗ trợ bổ sung vitamin A hiệu quả, an toàn cho trẻ.

Lưu ý giúp con không bị cận thị, viễn thị

Để phòng tránh cận thị, mẹ nên cho trẻ sống trong môi trường nguồn sáng ổn định, đặc biệt lúc học bài hoặc đọc báo. Bên cạnh đó, mẹ cần điều chỉnh các tư thế ngồi hợp lý cho trẻ. Khoảng cách từ mắt tới vở là 30-40cm. Bàn học cũng nên được thiết kế phù hợp với chiều cao của trẻ. Hạn chế trẻ xem tivi không đúng cách như quá gần, quá xa và chú ý tới việc trẻ chơi game để tránh hại mắt.
Để tránh viễn thị, mẹ nên thường xuyên kiểm tra đồng thời bảo vệ mắt trẻ khỏi ánh nắng mặt trời bằng các loại kính râm phù hợp. Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung chế độ ăn uống dinh dưỡng phù hợp để cung cấp đủ vitamin A cho trẻ. Thường xuyên đưa trẻ đi khám định kỳ mắt để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.


Bảng chiều cao cân nặng của trẻ: nên tuân thủ hay chỉ tham khảo?


Để đánh giá mức độ phát triển của trẻ, mẹ thường áp dụng các tiêu chuẩn trong bảng chiều cao cân nặng để theo dõi nhưng có phải lúc nào cũng ép cho trẻ theo mức độ cân nặng trong bảng chuẩn đó hay không?

Bảng chiều cao cân nặng và vai trò đối với sức khỏe



Bảng chiều cao cân nặng này có các mốc phát triển của trẻ theo 2 chỉ số chính là chiều cao và cân nặng được chia theo độ tuổi và được WHO tổng hợp, đánh giá trên mức độ trung bình của trẻ nhằm đánh giá mức độ phát triển của trẻ đang ở mức nào từ đó điều chỉnh chế độ chăm sóc sao cho phù hợp.

Ép trẻ tuân theo bảng chiều cao cân nặng: Nên hay không?

Tùy theo thể trạng mà mỗi trẻ có khả năng tiêu hóa cũng như hấp thu chất dinh dưỡng khác nhau, từ đó đương nhiên quá trình phát triển của trẻ cũng sẽ khác biệt hơn. Tốt nhất mẹ chỉ nên dùng bảng này để tham khảo chứ không nên ép con đúng chuẩn cân nặng mà quên đi thể trạng của con có phù hợp hay không. Mức cân nặng của trẻ nếu có nhiều hơn hoặc ít hơn 1 chút thôi thì không có gì đáng kể.
Tuy nhiên, một số trường hợp như trẻ có cân nặng chênh lệch quá lớn so với bảng cân nặng chuẩn thì mẹ cần phải xem xét:

Trẻ thiếu chuẩn cấp 2 có nguy cơ suy dinh dương, trẻ thiếu chuẩn cấp 3 có khả năng dẫn tới suy dinh dưỡng cao. Đối với các trường hợp vượt chuẩn cấp 2 thì trẻ đã có nguy cơ béo phì, hormon tăng trưởng có vấn đề. Trẻ có cân nặng vượt chuẩn cấp 3 thì có khả năng béo phì rất nguy hiểm.
Trong các trường hợp thiếu chuẩn độ 2 thì mẹ cần phải tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ dẫn tới việc thiếu chuẩn, có phải là do biếng ăn hay dị ứng, hay bị bệnh gì không để có phương án giải quyết thích hợp.

Đối với trẻ thiếu chuẩn độ 3 thì mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa để khám và xác định nguyên nhân cũng như để được bác sĩ đưa ra các phương pháp điều trị bổ sung phù hợp.
Với trẻ vượt chuẩn cấp 2 thì mẹ cần xem xét xem trẻ có phải mũm mĩm thật sự đầy đủ dinh dưỡng hay cơ thể trẻ bị giữ nước hay trẻ ăn quá nhiều. Lúc này mẹ cần phải thay đổi chế độ ăn cho trẻ và theo dõi sự tiến triển của trẻ sau khi thay đổi chế độ ăn.

Ở trường hợp vượt chuẩn cấp độ 3, mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ để được định hướng bổ sung dinh dưỡng đúng cách cũng như được tư vấn các bài tập giúp trẻ giảm cân hiệu quả và an toàn. Nếu trẻ có chiều cao vượt chuẩn cấp độ 2, 3 thì mẹ cần phải đưa trẻ tới cơ sở y tế có chuyên môn về nội tiết để kiểm tra và kịp thời xử lý nếu cần thiết.


Bật mí bí quyết giúp bé yêu hết biếng ăn và nhanh chóng tăng cân


Quá trình phát triển của trẻ sẽ gặp trở ngại nếu trẻ bị biếng ăn. Đây là hiện tượng có thể xảy ra ở trẻ nhỏ nếu không được cha mẹ chăm sóc đúng cách. Nếu để hiện tượng này kéo dài bé yêu có thể mắc phải một số bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Làm thế nào để trẻ bị biếng ăn thông minh và phát triển khỏe mạnh? Sau đây bài viết sẽ bật mí bí quyết giúp bé yêu hết biếng ăn và nhanh chóng tăng cân.

Học cách trình bày món ăn hấp dẫn


Bé yêu rất thích những đồ vật và hình dáng đáng yêu. Do vậy, các mẹ hãy chịu khó một chút để tạo hình món ăn thành những hình dáng ngộ nghĩnh khiến bé yêu thích thú và kích thích con muốn ăn hơn nhé.

Cho bé cùng nấu ăn với mẹ

Thay vì nấu ăn một mình bạn có thể cho bé cùng tham gia vào quá trình nấu nướng với mẹ. Việc làm này khiến bé yêu cảm thấy thích thú và sẽ muốn ăn những món ăn do con tự tạo ra. Tuổi nhỏ thì làm việc nhỏ. Tùy vào sức của con mà mẹ có thể giao cho con những công việc khác nhau. Do là việc nhỏ nhưng có sự giúp đỡ của con bạn cũng cảm thấy vui hơn đúng không nảo?

Hãy lựa chọn thức ăn cho con

Thay vì bày quá nhiều món lên bàn ăn và cho con lựa chọn món gì con thích. Thì bạn hãy để từng món ăn một lên bàn, sau khi con đã ăn lượng kha khá thức ăn đó thì bạn hãy mang món khác lên nhé.

Tuyệt đối không lấy kẹo để dụ dỗ con

Một sai lầm mà cha mẹ tuyệt đối không nên áp dụng cho con đó chính là mang kẹo ra dụ để con ăn nhanh hơn. Việc này có thể hiệu quả cho một vài lần đầu nhưng không hề tốt cho việc ăn uống sau này của con. Do vậy, cha mẹ nên bỏ thói quen không lành mạnh này nhé.

Hy vọng những bí quyết sau đây sẽ giúp bé yêu nhà bạn ăn ngon miệng hơn và không còn hiện tượng biếng ăn nữa nhé. Hãy tham khảo và chăm sóc bé yêu nhà mình tốt nhất bạn nhé. Chúc bé yêu nhà bạn khỏe mạnh và ngoan ngoãn.

Chia sẻ giải pháp giúp trẻ sơ sinh có đêm ngon giấc


Môi trường trong bụng mẹ và bên ngoài là khác nhau. Do đó, trẻ sơ dinh thường chưa có khái niệm phân biệt giữa ngày và đêm. Thông thường trẻ thường sẽ ngủ vào ban ngày và thức chơi vào ban đêm khiến cho cha mẹ và những thành viên trong gia đình cảm thấy khó chịu. Đối với trẻ sơ sinh giấc ngủ vô cùng quan trọng và nếu càng ngủ ngon con yêu sẽ càng khỏe mạnh và chóng lớn. Sau đây bài viết sẽ chia sẻ đến cha mẹ giải pháp giúp trẻ sơ sinh có đêm ngon giấc. Cùng tìm hiểu bạn nhé.

Cha mẹ cần rèn luyện sự kiên nhẫn


Vẫn biết đây không phải là điều đơn giản. Tuy nhiên, nếu cha mẹ chịu khó và kiên nhẫn sẽ giúp con có được giấc ngủ hoàn hảo đó nhé. Có thể những lần đầu sẽ khiến cho cả mẹ và bé mất ngủ, tuy nhiên không có thành công nào mà không gặp phải thất bại.

Hình thành thói quen trước khi cho con ngủ   

Trước khi cho con đi ngủ, bạn có thể đọc sách hoặc cho con nghe nhạc…Điều này phụ thuộc vào sự sáng tạo của từng bậc cha mẹ, nhưng cần lưu ý đó là phải là những việc nhẹ nhàng để đi vào giấc ngủ, tuyệt đối không nên cho con chơi đồ chơi hoặc xem phim hoạt hình. Hãy duy trì thói quen đó đều đặn để trẻ hiểu rằng sau hoạt động đó sẽ đến giờ đi ngủ.

Thường xuyên trao đổi tình hình của trẻ với bác sỹ


Khi con gặp bất cứ khó khăn gì với giấc ngủ, cha mẹ nên hỏi ý kiến của bác sỹ để khắc phục cho con. Từ những hiện tượng đơn giản như mọc răng đến trào ngược dạ dày hoặc mất ngủ kéo dài.

Cha mẹ nên lưu ý

- Để con ngủ sâu hơn vào ban đêm cha mẹ nên hình thành thói quen cho con ngủ ít vào ban ngày. Những giấc ngủ ngắn vào ban ngày sẽ khiến con có nhiều thời gian để vui chơi với bạn hơn đó.
- Cha mẹ nên cho con đi ngủ sớm. Không nên cho con thức muộn và đặc biệt không nên để con quá mệt mỏi rồi mới đi ngủ.
- Hãy tạo môi trường lành mạnh để con được thoải mái sinh hoạt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi được nghe nhạc sẽ giúp con ngủ ngon hơn.
- Không nên kỳ vọng quá nhiều. Cha mẹ nên thay đổi thói quen từ từ cho con. Bạn không thể bắt hôm trước con đi ngủ lúc 22h thì hôm sau ngủ lúc 20h được. Hãy từ từ để thay đổi thời gian đi ngủ của con mình bạn nhé.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp ích được cho các bậc cha mẹ. Hãy tham khảo để bé yêu nhà mình có giấc ngủ ngon bạn nhé. Chúc bé yêu nhà bạn khỏe mạnh và thông minh.

Mách bạn cách lấy ráy tai an toàn cho bé yêu


Tai là một trong những bộ phận quan trọng của con người. Vì thế việc lấy ráy tai cho con nhỏ chưa bao giờ là việc dễ dàng đối với cha mẹ. Nếu không cẩn thận tai của con sẽ bị viêm, sưng tấy thậm chí ảnh hưởng đến thính giác của trẻ. Hãy tham khảo bài viết để biết biết cách lấy ráy tai an toàn cho trẻ nhỏ bạn nhé.

Ráy tai là gì?


Đây là hiện tượng bình thường của cơ thể và nếu không được lấy ra khỏi cơ thể sẽ ảnh hưởng tới khả năng thính giác của trẻ nhỏ. Ráy tai được hình thành do mồ hôi, tế bào chết ở trong ống tai gây ra. Có hai loại ráy tai là ráy tai khô và ráy tai ướt. Có rất nhiều cha mẹ thường sử dụng bông tăm để lấy ráy tai cho con. Tuy nhiên đây là cách làm hoàn toàn sai lầm, vì làm như vậy chỉ càng đẩy ráy tai vào sâu bên trong mà thôi và gây nguy hiểm cho trẻ.

Hướng dẫn cha mẹ cách lấy ráy tai đúng cách


Khi ráy tai quá nhiều sẽ khiến hạn chế khả năng nghe của con. Tuyệt đối cha mẹ không nên chủ quan lấy ngón tay của mình để lấy ráy tai cho con. Mách bạn một cách làm như sau: Cha mẹ nhẹ nhàng cho con nằm nghiêng sao cho bên tai có nhiều ráy hướng lên trên, tiếp đó nhỏ dầu oliu hoặc dầu khoáng dành riêng cho bé, một ngày nhỏ vài lần. Cách này khá hay đấy nhé, khi bạn nhỏ dầu oliu liên tục đến ngày thứ 3, những ráy tai trong tai nhỏ sẽ trôi ra ven ngoài tai và mẹ chỉ cần lau đi cho con.
Nếu bạn đã làm cách trên mà tai của con vẫn còn nhiều ráy thì hãy cho đến gặp bác sỹ để được giải quyết bằng thiết bị hiển vi hiện đại.

Mách cha mẹ những dụng cụ lấy ráy an toàn cho trẻ


Hiện nay trên thị trường đang bày bán rất nhiều các loại sản phẩm làm sạch ráy tai. Vì vậy cha mẹ nên tham khảo các loại thành phần xem trẻ có bị kích ứng với da không trước khi sử dụng cho con. Nhiều cha mẹ thường sử dụng dầu oliu hoặc dầu khoáng để lấy ráy tai cho con, vừa hợp túi tiền lại hiệu quả và an toàn.
Trên đây là một số cách để cha mẹ lấy ráy tai an toàn cho con. Hãy tham khảo và áp dụng cho bé yêu nhà mình bạn nhé. Chúc gia đình bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.


Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị bệnh vàng da sau sinh


Vàng da không chỉ là hiện tượng bệnh lý da có màu vàng đơn thuần mà thực chất đây là bệnh khá nguy hiểm. Có hai loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.  Nếu trẻ bị vàng da sinh lý có thể tự khỏi, tuy nhiên với vàng da bệnh lý nếu không được cha mẹ phát hiện và điều trị sớm con nhỏ có thể dẫn đến bài não hoặc tử vong. Có thể nói đây là căn bệnh khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Hãy cùng tham khảo bài viết để tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị bệnh vàng da sau sinh.

Tìm hiểu nguyên nhân bị bệnh vàng da


Các bác sỹ đã chỉ ra rằng tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc chứng bệnh vàng da bệnh lý là 2 – 5 %. Do vậy, nhiều cha mẹ chủ quan khi nghĩ rằng con mình mắc chứng bệnh vàng da sinh lý và sẽ tự khỏi sau vài ngày.
Hiện tượng vàng da sinh lý thường xuất hiện sau 2 – 3 ngày sau sinh, tuy nhiên bệnh sẽ hết ngay sau vài ngày và không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nhưng nếu trẻ bị mắc chứng bệnh vàng da bệnh lý mà không được chữa trị kịp thời sẽ rất tới những bệnh rất nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Khi còn nằm trong bụng của mẹ, trẻ chủ yếu sống nhờ vào việc cung cấp oxy của người mẹ được hỗ trợ bởi các hồng huyết cầu trong máu để đi đến con. Tuy nhiên, sau khi được sinh ra, trẻ hô hấp bằng phổi của mình và không cần đến sự trợ giúp của hồng huyết cầu nữa. Và cơ thể của trẻ sẽ đào thải hồng huyết cầu, trong quá trình này có thể sản sinh ra các sắc tố có màu da cam (bilirubin). Gan có nhiệm vụ đào thải bilirubin ra khỏi máu thông qua đường nước tiểu của trẻ. Nhưng do gan của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện dẫn đến lượng bilirubin tăng cao và bị lẫn vào màu dẫn đến hiện tượng trẻ có màu vàng ở da.

Đây được xem là hiện tượng bình thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Nhưng nếu bilirubin trong máu của trẻ xuất hiện quá lâu sẽ khiến cơ thể của trẻ bị nguy hiểm. Bạn cần đưa con đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị bệnh vàng da

- Các bà mẹ hãy cho con được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ, bên cạnh nguồn dinh dưỡng đầy đủ, sữa mẹ còn có tác dụng tăng sức đề kháng và giảm bilirubin trong máu. Vì vậy sau khi sinh hai tiếng bạn nên cho con bú sữa mẹ. Việc làm này sẽ khiến bilirubin sẽ được đào thải ra ngoài cơ thể của trẻ nhỏ và hạn chế được bệnh vàng da.

- Khi phát hiện hàm lượng bilirubin trong máu của trẻ quá cao, cha mẹ nên cho con đến các bệnh viện để được điều trị bằng ánh sáng. Trẻ sẽ được nằm dưới nguồn ánh sáng đặc biệt của bệnh viện trong 1 ngày. Biện pháp này có tác dụng làm giảm triệu chứng vàng da.

- Ngoài ra, cũng có biện pháp khắc phục khác là cho trẻ sử dụng loại sữa đặc biệt. Loại sữa này sẽ do bác sỹ chỉ định, tùy thuộc vào lượng bilirubin trong máu của trẻ. Sau khi uống loại sữa này trong 2 ngày, lượng bilirubin trong máu của trẻ nhỏ sẽ trở lại mức độ bình thường và khi đó con hoàn toàn được bú sữa mẹ.

Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây đã giúp cho cha mẹ có cái nhìn sâu sắc về bệnh vàng da ở trẻ nhỏ. Hãy tìm hiểu và nắm được kiến thức để nuôi dạy con tốt nhất bạn nhé. Chúc bé yêu nhà bạn luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.  



Những thực phẩm không nên cho trẻ sơ sinh sử dụng nhiều


Với trẻ sơ dinh hệ thông tiêu hóa là vô cùng yếu không như người lớn, do vậy việc cho trẻ ăn bừa bãi là một vấn để vô cùng nghiêm trọng do đó các mẹ lên chú ý.
Dươi đây là một số thực phẩm bạn không nên cho trẻ nhà mình sử dụng

Nói không với nước ngọt




Điều này được mình nhận thấy khi đi chơi rất nhiều nhà, các mẹ cho còn mình sử dụng nước ngọt và nước ngọt có gas vào lúc trẻ được từ 6 tháng đến 7 tháng tuổi. các mẹ biết không nước ngọt chứa rất nhiều đường hóa học mà lúc đó hệ hiêu hóa của trẻ chưa đủ sức chống đỡ được những thứ này, chúng sẽ tàn phá sự phát triển của rang và thể chất của trẻ.

Tại sao nước ép trái cây lại không nên


Trái cây là một loại hóa có tốt có chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhưng lại không có lợi cho sức khỏe của bé khi chúng ta ép thành nước. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại vậy? khi chúng ta ép nước trái cấy thì phần vitamin thì ít phần đường thì nhiều , do đó bạn không nên tin tưởng vào bổ sung dưỡng chất cho trẻ bằng việc uống nước ép trái cây.
Chúng ta có thể cho thêm nước sốt lê và táo vào thực phẩm để khiến bé co mùi vị ngon hơn nhưng chúng ta cũng không lên quá áp dụng vì có thể làm bé bị rối loạt hệ tiêu hóa hay bị tiêu chảy.
Nếu các mẹ muốn bổ sung năng lượng và vitamin cho trẻ thì chúng ta lên cho trẻ ăn trái cây tươi ngon và cắt thành những miếng nhỏ. Còn muốn cho trẻ uống thì cho bé uống sữa mẹ lúc này cũng là tốt nhất. nếu trẻ lớn thì ta cho uống thêm sữa bột.

Bánh kẹo đồ ngọt


Bánh kẹo là một thực phẩm mà trẻ vô cùng thích ăn những không đây là một cách khiến trẻ lười ăn hơn, khiến trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng , vì nếu bé ăn bánh kéo trước bữa ăn sẽ làm trẻ không ăn vào bữa chính.
Không những thế nếu bé ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ khiến trẻ dễ mắt các bệnh về răng và chủ yếu là sâu răng.
Do vậy thay vì cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt thì hay cho bé ăn nhiều hoa quá nhé!

Hãy loải bỏ những món thực phẩm chế biến sẵn

Hãy dành thời gian cho trẻ nhiều hơn về nấu những món ngon cho trẻ thay vì sử dụng những thực phẩm ăn săn tuy chúng nhanh, mà cũng ngon miệng nhưng lại vô cùng có hại cho trẻ vì có nhiều chất phụ gia, chất bảo quản nói chung là vô số chất… Hơn thế là không hề có nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển.

Trên đây là những thực phẩm không nên là những thực phẩm giúp trẻ phát triển thể chất và trí não, các mẹ nên cho trẻ ăn những thức phẩm khác nhé.

Hiểm họa tiềm ẩn trong sữa bột mà cha mẹ nên biết


Trong những năm tháng đầu đời trẻ luôn được bác sỹ khuyên rằng nên bú sữa mẹ để được phát triển toàn diện nhất. Tuy nhiên, không phải lúc nào sữa mẹ cũng đủ để đáp ứng nhu cầu cho con. Và cách lựa chọn thông minh lúc này chính là cho con uống sữa bột. Sữa bột hay còn gọi là sữa công thức, mặc dù tốt cho sức khỏe của trẻ, tuy nhiên nó cũng chỉ là loại sữa nhân tạo do con người chế biến nên cũng có thể mang đến những nguy hại cho trẻ. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu những hiểm họa tiềm ẩn trong sữa bột mà cha mẹ nên biết.

Nguy cơ mắc bệnh tật


Sữa công thức không có thành phần giống với sữa mẹ. Vì vậy khi sử dụng sữa bột trẻ không được tăng cường sức đề kháng và có thể mắc các bệnh thông thường như cảm cúm, tiêu chảy, dị ứng…đặc biệt là những trẻ sơ sinh từ 2 – 7 tháng tuổi. Một cuộc nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng nếu trẻ sử dụng sữa bột quá nhiều có nguy cơ bị bệnh viêm tai giữa.
Bên cạnh đó, trẻ còn có nguy cơ bị béo phì, tiểu đường cao hơn so với những mẹ được ăn sữa mẹ.

Tăng khả năng nhiễm độc

Vẫn biết quy trình sản xuất sữa được các nhà sản xuất đưa ra là sạch sẽ, khép kín và quy củ. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng được hoàn hảo như những gì mà nhà sản xuất đã nói và chúng ẩn chứa nhiều nguy cơ nhiễm độc cao cho trẻ nhỏ. Do đó, kinh nghiệm cho các bậc cha mẹ là nên tìm hiểu cho kỹ các thành phần cũng như nhãn hiệu, hạn sử dụng trước khi cho con nhỏ sử dụng. Đặc biệt là quy cách pha sữa cho con.

Pha sữa không đúng cách

Một hiểm họa nữa mà nhiều cha mẹ không để ý đến đó là pha sữa cho con nhỏ. Nhiều cha mẹ có quan niệm trẻ biếng ăn nên muốn pha sữa đặc để trẻ được cung ứng đầy đủ dưỡng chất để phát triển tốt. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, vì khi bạn pha sữa quá đặc sẽ khiến trẻ bị táo bón, hạn chế khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ nhỏ.
Thay vào đó, trước khi pha sữa cha mẹ hãy đọc kỹ hướng dẫn của các nhà sản xuất đưa ra, không nên pha sữa quá loãng hoặc quá đặc bạn nhé.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp ích được cho các bậc cha mẹ. Hãy tham khảo và nuôi dạy con cái của mình tốt nhất bạn nhé. Chúc bé yêu nhà bạn khỏe mạnh và được phát triển toàn diện.
 
Copyright © 2016 Kenhcuabe
Powered byBlogger